Mách mẹo với cha mẹ cách dạy trẻ 3 tuổi ngoan ngoãn, nghe lời

Ba tuổi là độ tuổi lưng chừng, trẻ vừa mới biết nói, biết đi, biết nhận thức và biết nghịch ngợm. Bởi thế mà trẻ ở tuổi này tương đối khó bảo, nếu cha mẹ không biết cách dạy trẻ 3 tuổi thì sẽ chỉ khiến cho trẻ cáu bẳn và nghịch ngợm hơn. Dưới đây là các cách dạy trẻ 3 tuổi biết ngoan ngoãn nghe lời hơn để bố mẹ tham khảo.

1. Tại sao trẻ 3 tuổi lại bướng bỉnh và không thích nghe lời?

Hẳn là cũng thấy rõ một điều rằng, ngay từ khi sinh ra trẻ đã được ông bà, bố mẹ chăm chút từng li từng tí. Ở thời điểm mà trẻ chưa thể nhận thức được, việc chăm sóc chu đáo của người lớn là điều rất bình thường có thể thấy ở đời sống hàng ngày ở mỗi gia đình và điều này vô hình chung đã tạo thói quen cho trẻ.

Đến khi lên 3, trẻ bắt đầu biết đi, biết nói, biết nhận thức và biết nghịch ngợm, nhưng ở tuổi này, bố mẹ lại bắt đầu trở về với cuộc sống bình thường, muốn cho bé thói quen tự thích nghi, không còn đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ nữa nên sự quan tâm cũng ít hơn và muốn chúng tự giác nghe lời hơn.

Mách mẹo với cha mẹ cách dạy trẻ 3 tuổi ngoan ngoãn, nghe lờiKhủng hoảng tuổi lên 3 khiến trẻ bướng bỉnh và khó bảo

*** Xem thêm: Chia sẻ cách nuôi trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu như thế nào cho đúng cho các bà mẹ trẻ

Tuy nhiên, độ tuổi này, mức độ nhận thức của trẻ vẫn còn quá non nớt, trẻ không thể hiểu được sự dạy dỗ theo cách này của phụ huynh, trẻ cũng chưa thể làm quen được với sự thay đổi của cha mẹ vì thế chúng chỉ biết tỏ ra cáu kỉnh, không thích nghe lời, bướng bỉnh và rất thích “ăn vạ”.

Khoảng thời gian này quyết định đến sự phát triển nhân cách của trẻ, bởi vậy, bố mẹ cần phải biết cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh một cách phù hợp, không quá mềm mỏng cũng không quá cứng rắn để trẻ dễ dàng tiếp thu và dần hình thành nền tảng giáo dục nhân cách tích cực.

2. Cách dạy trẻ 3 tuổi biết nghe lời

Làm sao để dạy trẻ em 3 tuổi biết nghe lời mà không cần quát mắng thì đây có lẽ là một thách thức không nhỏ đối với các bậc phụ huynh. Sau đây là một vài cách dạy trẻ 3 tuổi biết nghe lời mà các bậc cha mẹ nên áp dụng để giúp mình cũng như giúp trẻ phát triển nhân cách một cách tốt hơn.

Cần đưa ra những quy tắc rõ ràng ngay từ đầu

Có thể nói kỷ luật là nguyên tắc cơ bản trong các phương pháp giáo dục từ xưa đến nay. Chính vì thế, bạn cần đặt ra những quy tắc rõ ràng trong gia đình ngay từ đầu và giải thích cho trẻ hiểu bằng cách đơn giản nhất. Bạn có thể viết các quy tắc ra giấy và dán ở khắp mọi nơi trong nhà vừa với tầm mắt của trẻ như một lời nhắc nhở thường xuyên. Cách dạy trẻ 3 tuổi này sẽ giúp trẻ tự hình thành thói quen biết nghe lời, thực hiện mọi thứ để tránh vi phạm các quy tắc đã đặt ra.

Khi con phạm lỗi cần có cách xử lý phù hợp

Khi con phạm lỗi, bạn không nên quá vội vàng trách mắng mà cần phải bình tĩnh suy nghĩ cách xử lý phù hợp với trẻ. Hãy lắng nghe lý do về việc làm không đúng của trẻ. Khi đã biết rõ nguyên nhân khiến cho trẻ như vậy, hãy tìm cách xử lý thật phù hợp và giải thích cho trẻ rõ rằng tại sao mình sai. Nhờ đó, vừa giúp trẻ nâng cao nhận thức vừa tránh được những tình huống căng thẳng giữa cha mẹ với con cái.

cách dạy trẻ 3 tuổi ngoan ngoãnBiết cách xử lý phù hợp khi trẻ phạm lỗi

*** Xem thêm ngay: Tham khảo cách dạy con của người Nhật hiệu quả bất ngờ

Bạn cần làm đúng theo những gì đã nói với trẻ

Điều này khá quan trọng trong quá trình nuôi dạy trẻ, đặc biệt là ở trẻ 3 tuổi, bởi đây là tuổi trẻ bắt đầu nhận thức và ghi nhớ. Nếu bạn đưa ra lời cảnh báo cho trẻ trước khi trẻ phạm lỗi nhưng khi phạm lỗi lại không thực hiện hình phạt với trẻ. Việc này sẽ chỉ tạo thói quen xấu cho trẻ, khiến trẻ càng trở nên không biết nghe lời hơn. Do vậy, hãy thực hiện đúng theo những gì bạn đã nói với trẻ khi trẻ phạm lỗi để bé thấy rằng bố mẹ sẽ làm thật với những gì đã cảnh cáo với chúng và chúng sẽ không tiếp tục không phạm lỗi nữa.

Ngoài những nguyên tắc trong cách dạy trẻ 3 tuổi trên, cha mẹ cần chú ý tránh nói những lời hay làm những hành động tiêu cực với trẻ; khen trẻ khi cần thiết như một lời khuyến khích, động viên, thể hiện tình yêu thương với con ở mức độ phù hợp và đặc biệt là hãy trở thành tấm gương tốt để trẻ có thể noi theo.