Sự phát triển của thai 23 tuần nặng bao nhiêu đạt chuẩn?
Quá trình mang thai của mẹ suốt 9 tháng 10 ngày trải qua biết bao nỗi vất vả và khó khăn. Nhiều mẹ bầu luôn tự hỏi sự phát triển của thai 23 tuần nặng bao nhiêu đạt chuẩn? Hãy cùng tham khảo những thông tin hữu ích qua bài viết dưới đây nhé!
1. Thai 23 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?
Ở giai đoạn tuần 23, thai nhi sẽ có cân nặng khoảng 0,45 kg và dài khoảng 28 đến 36 cm.
Thai nhi đang tiếp tục tăng cân, trong vài tuần tới, thai nhi sẽ thực sự bắt đầu phát triển mạnh hơn.
Lông tơ là một loại lông tơ mềm mại, đây là lớp lông đầu tiên mọc ra từ nang lông của em bé khi em bé đang phát triển trong bụng mẹ. Lớp lông này là điều hoàn toàn bình thường không có gì đáng lo lắng cả, lông tơ có thể có màu trắng, vàng nhạt hoặc hơi đậm màu.
Chúng ta có thể thấy và cảm nhận lông tơ trên lưng bé, vai, cánh tay, trán hay má của trẻ. Nó có thể ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể ngoại trừ những bộ phận không có nang lông như lòng bàn tay, lòng bàn chân, hai bên ngón tay và ngón chân, bộ phận sinh dục và móng tay.

➤ Xem thêm: Bà bầu uống sữa ông thọ có tốt không giúp bạn có thai kỳ khỏe mạnh
Thai nhi có thể nằm theo tư thế ngôi mông. Nghĩa là phần mông hướng xuống dưới và đầu hướng lên phía xương sườn của bạn, hoặc em bé có thể nằm ngang, nằm một bên hoặc nằm nghiêng, nằm chéo trong tử cung.
Ở tuần thứ 23, lỗ mũi của em bé đã thông không còn đóng như trước đây. Giai đoạn này có nhiều thay đổi đang diễn ra trong phổi của em bé, giúp em bé có thể thở độc lập vào lúc sinh.
Chất hoạt dịch đang bao phủ các túi phổi của em bé, điều đó giúp chúng mở và giữ khí oxi sau khi sinh sinh.
Trong khoảng thời gian này tử cung còn nhiều không gian để đứa bé có thể khám phá và chọn cho mình một vị trí thoải mái.
2. Những thay đổi đối với cơ thể bà bầu?
Từ tuần 22 trở đi, tử cung của sản phụ đã kéo dài khoảng 3,8 cm phía trên rốn và mức tăng cân vào khoảng từ 5,4 đến 6,8 kg.
Mọi người có thể nhận xét về kích thước của bụng rằng có thể sản phụ quá lớn hoặc quá nhỏ so với tuổi thai. Tuy nhiên, để có kết luận chuẩn xác nhất sản phụ cần nói chuyện với bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với chế độ ăn uống hằng ngày.
Do tử cung đang đè trực tiếp lên bàng quang dẫn đến triệu chứng rò rỉ chất lỏng vào đồ lót. Đôi khi có thể khó phân biệt nước tiểu với nước ối.
Nếu túi ối bị vỡ, sản phụ sẽ có triệu chứng rò rỉ nước ối. Điều này có thể xảy ra với một cơn chảy đột ngột hoặc nhỏ giọt liên tục. Đối với mẹ bầu mang thai lần đầu rất khó để phân biệt nước ối và nước tiểu.

Nước ối không mùi, nếu sản phụ nhận thấy chất lỏng bị rò rỉ, hãy cố gắng xác định xem nó có mùi như nước tiểu hay nếu nó không mùi. Trường hợp không phải là nước tiểu, mẹ bầu hãy đến cơ sở Y tế ngay lập tức.
3. Những điều mẹ bầu nên kiêng giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ
Ở giai đoạn thai nhi từ tháng thứ 3 trở đi về cơ bản thai nhi đang phát triển cao độ. Đây là giai đoạn phát triển sau khi cơ thể thai nhi đã hoàn thiện, giai đoạn tăng trưởng mạnh.
Lời khuyên của bác sĩ mẹ bầu không lên xuống cầu thang nhiều lần, với tay lên cao. Tránh nóng giận, bực mình, nên tạo tâm trạng thoải mái vui vẻ sẽ tốt hơn cho cả mẹ và thai nhi.
Mẹ bầu nên tránh mang vác nặng từ 5 kg trở lên, khi mang vác nặng sẽ làm động thai, tỷ lệ động thai gấp 3,4 lần so với mẹ mang vác dưới 5 kg hay không mang vác.
Bên cạnh đó, mẹ nên tránh đọc sách báo, xem tin tức rùng rợn, giật gân, sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần mẹ và bé.
Hy vọng qua bài viết mẹ bầu đã biết sự phát triển của thai 23 tuần nặng bao nhiêu đạt chuẩn? Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe!