Trẻ chậm nói là gì? Cách chăm sóc trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói là tình trạng khá phổ biến hiện nay, khiến cha mẹ có nhiều lo lắng bởi ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ giao tiếp, biểu đạt nhu cầu, cảm xúc của mình. Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ chậm nói hiện nay!

Trẻ chậm nói là gì?

Trẻ chậm nói tức là khả năng ngôn ngữ của trẻ chậm và kém hơn so với các mốc phát triển ngôn ngữ thông thường của trẻ nhỏ. Trẻ có thể chỉ chậm nói đơn thuần, không có gì quá lo ngại nhưng chậm nói cũng có thể do mất thính giác hoặc các rối loạn phát triển, các vấn đề về thần kinh tiềm ẩn.

Trẻ chậm nói là gì?
Trẻ chậm nói là gì?

Xem thêm: Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua

Trẻ chậm nói có 3 dạng:

  • Trẻ chậm nói đơn thuần.
  • Chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển não bộ.
  • Do vấn đề ở cơ miệng lưỡi

Có hai nhóm nguyên nhân khiến trẻ em chậm nói bao gồm: nguyên nhân tâm lý và nguyên nhân thực thể:

  • Nguyên nhân thực thể: xuất phát từ những vấn đề tại các bộ phận, cơ quan trong cơ thể đảm trách nhiệm phát âm như tai, mũi, họng, lưỡi..hoặc cơ quan giữ vai trò chỉ huy ngôn ngữ ví dụ như não hoặc các trục trặc tại não ( khiếm khuyến trong sự phát triển não bộ, viêm màng não, dị tật bẩm sinh…)
  • Nguyên nhân tâm lý: Do trẻ bị cú sốc tâm lý, hoặc do gia đình bỏ bê, không quan tâm đến trẻ. Quá cưng chiều cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, lười nói.

Sau khi đã biết được nguyên nhân, cha mẹ hay người chăm sóc bé cần phải chủ động thúc đẩy cho quá trình học nói của bé phù hợp với lứa tuổi sao cho đạt mốc triển ngôn ngữ tự nhiên. Bởi não của trẻ phát triển nhanh nhất là ở giai đoạn trước 3 tuổi sau đó chậm hơn từ 3 – 6 tuổi. Sau 6 tuổi các can thiệp tập nói sẽ có kết quả hạn chế nhất định.

Trẻ chậm nói phải làm sao?

Trước tiên, cha mẹ, người thân cần chú ý chăm sóc, quan tâm phát triển kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ phù hợp với độ tuổi và cần can thiệp sớm khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường về phát triển ngôn ngữ.

Trẻ chậm nói phải làm sao?
Trẻ chậm nói phải làm sao?

Xem thêm: Trẻ rụng rốn

Các biểu hiện bất thường về phát triển ngôn ngữ ở trẻ:

  • Không đáp ứng với giọng nói hay những âm thanh to khi bé 6 – 8 tuần tuổi
  • Không cười với giọng nói của cha mẹ lúc 2 tháng
  • Không quan tâm đến người và vật xung quanh lúc 3 tháng
  • Không quay đầu theo hướng âm thanh lúc 4 tháng
  • Không cười tự phát lúc 6 tháng
  • Không bập bẹ lúc 8 tháng
  • Không nói được từ đơn lúc bé 2 tuổi
  • Không nói được một câu đơn giản khi bé 3 tuổi…

Nếu thấy trẻ có một trong những biểu hiện trên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra. Tuỳ theo mức độ chậm nói và độ tuổi của trẻ, các bác sĩ sẽ có những hình thức can thiệp khác nhau như tư vấn, hướng dẫn cha mẹ huấn luyện ngôn ngữ cho trẻ tại nhà hoặc cần kết hợp chuyên gia ngôn ngữ, tâm lý và bác sĩ để can thiệp thúc đẩy ngôn ngữ ở trẻ chậm nói.

Đối với trẻ chậm nói do nguyên nhân thực thể, đa phần là do trẻ có vấn đề về thính lực. Các bác sĩ phải điều trị về thính lực cho trẻ. Trường hợp trẻ bị điếc nhẹ và điếc trung bình thì việc điều trị trước 5 tuổi rất có hiệu quả.

Trong những trường hợp điếc do viêm tai, thủng màng nhĩ, trẻ sẽ được điều trị bằng phẫu thuật, vá màng nhĩ để nâng sức nghe. Với những trường hợp không nghe lại được thì phải can thiệp bằng cách đeo máy nghe.

Chăm sóc phát triển ngôn ngữ ở trẻ chậm nói

Cha mẹ cần quan tâm chăm sóc, thúc đẩy kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ tuỳ theo độ tuổi. Trẻ có thể nghe và hiểu từ rất sớm, trước khi trẻ có thể tự nói. Do đó cha mẹ cần khuyến khích trẻ tập nói bằng các cách dưới đây:

  • Thường xuyên nói chuyện với trẻ, đọc sách cho trẻ nghe, khuyến khích trẻ tập trung vào bạn, vào đồ vật nào đó mà bạn muốn nói đến.
  • Nói đến những vật có trước mặt hay những điều đang xảy ra. Không ép trẻ phải nói nhưng nhớ đưa ra lời khen khi trẻ tập nói.
  • Chú ý lắng nghe, cho con có thời gian để thực hiện những lời trẻ sắp nói, cũng như thường xuyên đưa ra lời động viên như “Con nói giỏi lắm”, giúp trẻ mạnh dạn tập nói.
  • Dạy trẻ những từ đơn giản, dễ hiểu. Tốt nhất là dạy trẻ nói dựa theo những tình huống xảy ra hàng ngày, tạo nhiều tình huống khác nhau khi nói về một từ nào đó.
  • Tập cho con nghe các âm thanh khác nhau, tập cho con giao tiếp qua những hình ảnh hay điệu bộ cũng là cách giúp cho trẻ tập nói tốt.
  • Không cho trẻ xem ti vi quá nhiều, cần kiểm soát thời gian và chương trình ti vi. Cha mẹ nên cùng xem với trẻ các chương trình như phim hoạt hình, ca nhạc và bình luận về các tình tiết, nhân vật, hội thoại trong phim để giúp trẻ xây dựng phản xạ ngôn ngữ.

Nếu áp dụng những biện pháp trên, khả năng ngôn ngữ của trẻ cũng không cải thiện thì ba mẹ nên cho con đi khám với bác sĩ chuyên khoa.

Trẻ chậm nói có thể là biểu hiện của các vấn đề về sức khỏe tâm lý như tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý… Vì vậy, việc khám cùng chuyên gia tâm lý sẽ giúp chẩn đoán chính xác nguyên nhân khiến trẻ chậm nói cũng như đưa ra phương pháp can thiệp kịp thời.