Cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón

Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp nhưng không quá nguy hiểm nếu như bố mẹ biết chăm sóc trẻ đúng cách. Vậy bố mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón?

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón

Giai đoạn mới chào đời, hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện chức năng nên tình trạng táo bón có thể xảy ra. Táo bón trong thời gian ngắn và điều chỉnh kịp thời thì không quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ sau này như biếng ăn, khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi, chậm lớn, suy dinh dưỡng.

Các biểu hiện cụ thể như sau:

Trẻ ít đi ngoài hơn bình thường

Thông thường, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ sẽ đi vệ sinh từ 1- 2 lần/ngày, phân mềm, hoạt động lanh lợi, tăng cần đều. Đối với trẻ ăn sữa ngoài thì số lần đi vệ sinh khoảng 1 lần/ngày.

Nếu 2 – 3 ngày mà bé mới đi ngoài, tình trạng phân vón cục, mỗi lần đi ngoài bé phải rặn mạnh, đau khóc thì bố mẹ ngay lập tức phải điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt cho bé hợp lý để cải thiện tình trạng này.

trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón
Trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón phải làm sao

Xem thêm: Cần làm gì khi trẻ 1 tháng tuổi bị vàng da

Trẻ lười ăn, quấy khóc, khó chịu

Trẻ thường xuyên quấy khóc vô cớ, lười ăn và nhăn nhó khó chịu. Khi thức ăn nạp vào cơ thể không được hấp thụ tiêu hóa tốt thì có nguy cơ hấp thụ ngược lại, gây nên tình trạng táo bón. Điều này khiến bé cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, không muốn ăn uống, ngủ chập chờn, không sâu giấc.

Trẻ bị khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng

Khi bị táo bón, bụng của bé có xu hướng phình to và cứng cứng. Tình trạng xì hơi nặng mùi. Cho thấy bé đang khó tiêu. Đây cũng là một trong những dấu hiệu nhận biết trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón.

trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón phải làm sao
Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón

Click ngay: Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ 1 tháng tuổi bị ho có đờm

2. Bố mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón

Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé

Với những trẻ bú sữa mẹ: Mẹ cho con bú nhiều hơn để cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể, tăng nhu động ruột, kích thích nhuận tràng, làm cho phân mềm và giúp bé dễ đi ngoài hơn. Lượng kháng thể có trong sữa cũng giúp cơ thể bé khỏe mạnh, tránh xa các mầm bệnh có thể gây táo bón cho bé.

Đồng thời, mẹ cũng tích cực ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau củ quả nhiều vitamin chất xơ như: rau dền, mồng tơi, chuối, cam, đu đủ … Tránh các loại thực phẩm cay nóng, khó tiêu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

Thay đổi loại sữa nếu bé dùng sữa ngoài: Mẹ có thể tham khảo các loại sữa có thành phần chất xơ cao, giàu khoáng chất để chống táo bón. Mẹ theo dõi thêm tình trạng của bé có cải thiện sau 2, 3 hay không?

Ngâm hậu môn bằng nước ấm

Việc ngâm hậu môn bằng nước ấm giúp cho bé đi ngoài dễ hơn, nhất là đối với những trẻ lười ăn và hay quấy khóc. Bố mẹ có thể cho bé ngâm hậu môn 2 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 5 – 10 phút.

trẻ 1 tháng tuổi bị táo bón
Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón

Massage bụng cho bé

Bố mẹ massage vùng bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ, thực hiện 3 – 4 lần mỗi ngày, mỗi lần 100 cái, giúp kích thích nhu động ruột, chống táo bón hiệu quả.

Bên cạnh đó, bố mẹ cho bé thực hiện động tác đạp xe để cải thiện đường ruột, giúp đại tiện dễ dàng hơn.

Trên đây là những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón. Chúc bố mẹ và các con luôn khỏe mạnh.