Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh không cần quát mắng

Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh không cần quát mắng

Bình tĩnh là cách giải quyết tốt nhất đối với những đứa trẻ cứng đầu. Kính mời quý độc giả cùng điểm qua những cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh không cần quát mắng.

Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh biết nghe lời

Nhiều lúc, các bậc phụ huynh sẽ phải đối mặt với các trường hợp bé có thể không nghe lời. Các bé đôi khi sẽ hành động trái ý và từ chối nghe những lời khuyên bảo từ những người lớn. Tất nhiên, cha mẹ cần có những biện pháp để dạy con ngay từ bé.

Hãy kiên nhẫn lắng nghe từ trẻ

Cha mẹ không nên cáu giận, đánh mắng trẻ khi trẻ cứng đầu và không chịu nghe lời. Bởi nếu làm như vậy, tình hình không khí gia đình sẽ trở nên căng thẳng hơn mà thôi. Cách tốt nhất, cha mẹ nên trò chuyện nhẹ nhàng và chịu khó lắng nghe các con. Cha mẹ nên thận trọng trong việc giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ cơ thể và giọng điệu để nói chuyện nhẹ nhàng với các con.

Hãy bắt đầu trò chuyện với con bằng một số câu hỏi nhẹ nhàng như “Giờ con muốn làm gì?”, “Con đang gặp phải vấn đề gì vậy?” hay “Điều gì đang làm phiền con vậy?”,… Chính những câu hỏi đơn giản này sẽ giúp trẻ bình ổn tâm trạng hơn và biết được bố mẹ đang rất quan tâm tới mình.

Cha mẹ cần cố gắng quan sát, tìm ra những nguyên nhân khiến trẻ bướng bỉnh, nóng vội và dần làm dịu sự bướng bỉnh của con trong quá trình nói chuyện. Bạn phải nhớ rằng, kiên nhẫn là chìa khóa tốt nhất để kiểm soát tình hình.

Làm lơ trước những đòi hỏi không phù hợp của các con

Chính việc đáp ứng tất cả các yêu cầu của con khiến con sẽ dần trở nên khó bảo. Khi đó, đứa trẻ sẽ dần nhận thức được rằng, bố mẹ sẽ dễ dàng chiều theo những mong muốn của chúng. Vì vậy, việc phớt lờ trước những yêu cầu không đáng có của các con là việc nên làm, làm giúp các con giảm thiểu sự bướng bỉnh của mình. Đây là một trong những cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh khá tốt. 

Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh biết nghe lời

Động viên và khuyên bảo trẻ thường xuyên

Thái độ, cách ứng xử của bậc cha mẹ và những người lớn cũng tác động khá nhiều tới sự khó bảo, bướng bỉnh của trẻ. Vì thế, cha mẹ nên cố gắng động viên, ngợi khen con những lúc con làm việc tốt dù chỉ là việc nhỏ nhặt. Không nên quá gay gắt mà cần phân tích thật kỹ để con hiểu được những lời hay, lẽ phải. Đây là một trong những cách dạy trẻ 2 tuổi thông minh hơn. Ngoài ra, cha mẹ cần tặng thưởng cho con các phần thưởng để bé trở nên hào hứng, yêu đời hơn.

Nhìn chung, bố mẹ đừng bắt ép con trẻ phải làm một điều gì đó khi mà chúng không thích. Trẻ cũng có tâm tư, tình cảm và sở thích riêng nên bố mẹ không nên bắt ép chúng. Nếu ép trẻ làm những điều không mong muốn, trẻ có thể không nghe lời và khóc thét.

Lấy vị dụ đơn giản, khi trẻ đang xem phim hoạt hình rất vui mà bố mẹ lại bắt đi ngủ thì khi đó, chúng sẽ giận giữ với thái độ vùng vằng khó chịu. Thay vào đó, cha mẹ nên thưởng thức chương trình cùng con và nhẹ nhàng khuyên bảo con đi ngủ. Làm thế, trẻ mới nghe lời hơn.

Thông qua hành vi ứng xử của cha mẹ hàng ngày, trẻ em học hỏi được rất nhiều điều. Nếu cha mẹ có những tiếng nói, lời ăn thiếu lịch sự, nói tục chửi bậy thì chúng rất dễ học theo. Nếu bố mẹ bất hòa dẫn đến không khí gia đình căng thẳng, tâm trạng và hành vi của trẻ em sẽ rất dễ bị lay động vì những “lời qua tiếng lại đấy”.

Cha mẹ không nên vội vã dỗ dành khi bé ăn vạ

Mỗi khi đua đòi vấn đề gì đó mà không được cha mẹ đáp ứng, trẻ sẽ giãy nảy và lăn trườn khắp nhà ăn vạ. Điều này khiến nhiều bậc cha mẹ sẽ phải dỗ dành và dễ bị cuốn theo cơn giận của chúng. Chính vì thế, cha mẹ cần nên cứng rắn, cố tình làm ngơ hoặc thậm chí là dùng “biện pháp mạnh” để trấn an trẻ. Đây là một trong các cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh tốt nhất. 

Không bận tâm đến vấn đề ăn vạ của trẻ, chúng sẽ ngừng quấy rối vì đã nhận ra thất bại. Lưu ý, bạn cần phải đảm bảo xung quanh trẻ không có bất kỳ mối nguy cơ hay tai nạn nào trước khi bỏ rơi trẻ, để trẻ không ăn vạ.

Hãy dạy con tự lập để ngăn chặn thói bướng bỉnh

Trẻ con hay bắt chước người lớn nên cha mẹ cần hướng dẫn trẻ tắm, đánh răng rửa mặt,… Ví dụ như khi đánh răng, mẹ nên cho bé đứng cạnh để đánh răng cùng, bé sẽ tự đánh răng bằng bàn chải nhỏ. Ban đầu, bé sẽ chải chưa đúng cách vì vụng về. Cha mẹ sẽ có thể hướng dẫn bé làm đúng cách. Dần dần, bé sẽ quen mà thôi.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể nhờ bé làm các việc đơn giản, làm các việc vặt như lấy cái này cái nọ, vứt rác vào thùng rác, cùng mẹ lau nhà, vặt rau,… Và đặc biệt, mẹ không được phép quên lời ngợi khen dành cho bé. Các bậc làm cha, làm mẹ nên thường xuyên an ủi, động viên mỗi khi các bé bị vấp ngã, bị làm vỡ đồ, vỡ bát,… Lúc đầu, các bé có thể chưa quen nhưng dần cũng quen thôi.  

Trên đây là những cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh không cần quát mắng do cây bút Incoll4 tổng hợp được, giúp các bậc làm cha làm mẹ có những góc nhìn chân thực, khách quan nhất để dạy dỗ trẻ nên người.

Rate this post