Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị chàm ở trẻ sơ sinh

Chàm ở trẻ sơ sinh nếu không điều trị sớm sẽ gây nên những hậu quả nguy hiểm cho làn da bé. Các bậc cha mẹ cần nắm được thông tin cụ thể để có phương hướng chữa trị hiệu quả cho con.

Nguyên nhân bé bị chàm sữa

Chàm sữa là kết quả của phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch. Nguyên nhân chính xác của chàm sữa hiện vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên các nhà khoa học cũng tìm thấy sự ảnh hưởng rõ rệt của các các chất gây dị ứng, vi khuẩn và các yếu tố về gen đến sự hình thành và tiển triển nặng của chàm.

Khoảng 20-30% trẻ bị chàm sữa có chứa một loại gen khiến cho lớp biểu bì ngoài cùng của da dễ bị tổn thương hơn người bình thường. Da của em bé luôn trong tình trạng khô nứt, tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố gây bệnh bên ngoài tấn công.

Nguyen-nhan-gay-cham-o-tre-so-sinh-co-the-la-do-gen-vi-khuan-he-thong-mien-dich-cac-chat-gay-di-ung
Nguyên nhân gây chàm ở trẻ sơ sinh có thể là do gen, vi khuẩn hệ thống miễn dịch,các chất gay dị ứng,…

Xem thêm: Tiêm viêm gan b cho trẻ sơ sinh khi nào thì tốt nhất

Do nguyên nhân chính của chàm đến từ bất thường của gen và hệ thống miễn dịch, không có cách nào để trị chàm dứt điểm ngay. Tình trạng của bé sẽ chỉ cải thiện khi bé lớn hơn, sức đề kháng dần khỏe mạnh. Khoảng 70% bé bị chàm sẽ khỏi hẳn, số còn lại sẽ gắn bó với bệnh suốt cả cuộc đời. Vì vậy, cha mẹ cần hiểu và xác định rõ mục tiêu điều trị chàm cho bé là: Áp dụng các biện pháp hỗ trợ giảm triệu chứng an toàn – không lạm dụng corticoid.

Triệu chứng của bệnh chàm ở trẻ sơ sinh

65% trẻ sơ sinh bị chàm và tỷ lệ này ở các bé dưới 5 tuổi là 90%. Các vết chàm thường trông giống da khô, dày và nổi vảy hoặc những chấm đỏ li ti sau đó to dần. Đôi khi, do các bé cào vào vết chàm khiến da dày lên, sẫm màu hoặc thành sẹo theo thời gian.

Chàm da ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện rồi tự hết trong vài ngày. Đây không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng có thể gây ngứa ngáy, khó chịu. Nếu không điều trị, những vết chàm này có thể để lại sẹo và gây mất thẩm mỹ.

Nếu nghi ngờ bé bị chàm, bạn nên đưa bé đi khám. Không có cách nào biết được khi nào bé sẽ mắc bệnh nhưng nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm dần khi bé lớn. Nhiều bé thường mắc bệnh khi lên 2 tuổi và cũng có bé khi lớn hơn một chút mới bắt đầu bị.

Điều trị chàm sữa cho trẻ

Dieu-tri-cham-o-tre-so-sinh-nhu-the-nao
Điều trị chàm ở trẻ sơ sinh như thế nào

Xem thêm: Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng

Chàm sữa thuộc loại bệnh do cơ địa dị ứng thế nên mục đích điều trị nhằm làm bình thường hóa làn da, kéo giãn thời gian lành bệnh ở trẻ, giảm nguy cơ tái phát. Bởi đây là bệnh khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát. Khi cha mẹ phát hiện con của mình mắc lác sữa không được tự ý chữa trị để tránh hệ lụy không tốt cho con. Thêm vào đó, lác sữa diễn ra theo nhiều giai đoạn và mức độ biểu hiện không giống nhau. Nếu chỉ áp dụng một cách điều trị sẽ không có kết quả tốt mà nên áp dụng nhiều phương pháp đi kèm.

Những điểm cần lưu ý khi điều trị lác sữa cho trẻ:

  • Không được dùng kháng sinh liều cao cho trẻ, trừ khi trẻ bị bội nhiễm. Thế nhưng cần phải lưu ý kĩ vì kháng sinh dễ gây ra sốc phản vệ.
  • Đối với các vết sang thương nổi đỏ hay tiết dịch thì cha mẹ có thể dùng thuốc dạng dung dịch và tính sát trùng nhẹ.
  • Trường hợp sang thương đỏ da, khô da và tróc vảy có thể dùng thuốc chứa corticosteroid với nồng độ thấp để bôi trong thời gian ngắn khoảng 5 – 7 ngày. Tốt nhất là cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con cũng như hạn chế bệnh phát nặng.
  • Không được dùng corticosteroid với hàm lượng cao dùng cho người lớn để bôi cho bé vì sẽ gây teo da, mất màu da, thậm chí gây suy tuyến thận nếu dùng lâu dài.

Vừa rồi là những thông tin bổ ích giúp mẹ hiểu thêm về căn bệnh chàm ở trẻ sơ sinh. Hy vọng những thông tin bổ ích này có thể giúp mẹ bảo vệ sức khỏe cho con thật tốt.

Rate this post