Có cho trẻ sơ sinh uống nước không? Thời điểm trẻ uống nước hợp lý?

Có cho trẻ sơ sinh uống nước không là nỗi băn khoăn thường gặp của rất nhiều bà mẹ. Mặc dù nước là thành phần quan trọng của cơ thể nhưng ở giai đoạn sơ sinh, do thận của bé vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên nếu bạn cho bé uống nước không đúng cách, bé có thể gặp nguy hiểm.

Có cho trẻ sơ sinh uống nước không

Theo các bác sĩ nhi khoa, nếu bé dưới 6 tháng tuổi và được cho bú mẹ hoàn toàn, bạn không nên cho bé uống nước. Tuy nhiên, nếu bé đang được cho uống sữa công thức, thỉnh thoảng bạn nên cho bé uống thêm một ít nước. Bởi sữa công thức thường có chứa nhiều muối hơn, việc cho bé uống thêm một ít nước sẽ giúp cho việc bài tiết trở nên dễ dàng. Ngoài ra, do quá trình trao đổi chất của các bé uống, sữa công thức sẽ diễn ra chậm hơn nên thường bé sẽ có nhu cầu bổ sung nước nhiều hơn so với các bé bú mẹ.

Nhiều người tự hỏi rằng liệu có nên cho trẻ sơ sinh uống nước không khi trời đang nóng. Câu trả lời là không nhé! Bởi 88% thành phần của sữa mẹ là nước và lượng nước này đã đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Việc cho bé uống thêm nước không những không cần thiết mà còn có thể gây hại cho bé.

Co-cho-tre-so-sinh-uong-nuoc-khong
Có cho trẻ sơ sinh uống nước không

Xem thêm: Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị đầy bụng phải làm sao

Nếu trẻ sơ sinh bị táo bón, sốt hoặc nếu nhiệt độ thời tiết quá nóng, bạn có thể cho bé uống vài thìa nhỏ nước đun sôi để nguội. Tuy nhiên, tránh cho bé uống quá nhiều và hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi làm điều này nhé.

Khi nào cho trẻ uống nước

Các tổ chức Y tế trên thế giới khuyên mẹ nên đợi đến khi bé bắt đầu ăn dặm. Tại thời điểm đó, mẹ có thể cung cấp một lượng nhỏ nước đun sôi để nguội nhưng không thay thế sữa mẹ. Bé vẫn nên được cho bú mẹ tiếp tục và kéo dài về sau mà theo khuyến cáo của WHO là nên kéo dài đến 24 tháng để trẻ được phát triển toàn diện.

Thời điểm nên cho bé uống nước

Thời điểm tốt nhất mà bạn có thể bắt đầu cho trẻ sơ sinh uống nước là khi bé bắt đầu ăn dặm. Uống nước ở thời điểm này sẽ giúp ngăn ngừa táo bón. Khi bé đã bước qua giai đoạn ăn dặm, bạn cũng nên tiếp tục cho bé bú mẹ bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất tuyệt vời và tốt cho sức khỏe.

Cách cho bé uống nước

Bạn có thể cho bé uống nước bằng thìa hoặc đổ nước vào bình hoặc cốc để bé dễ uống. Trẻ nhỏ thường hay bắt chước những gì người lớn làm, do đó, mỗi lần bạn uống, hãy làm gương cho bé nhé.

Nên cho bé uống bao nhiêu nước

Lúc này, bé sẽ không cần uống quá nhiều nước. Khi bé 4 – 6 tháng tuổi, mỗi ngày, bạn có thể cho bé uống vài ngụm nước nhỏ (không quá 4 muỗng). Khi bé lớn hơn 1 chút, bạn có thể tăng dần lượng nước này lên.

Khong-cho-tre-so-sinh-uong-nuoc-trong-6-thang-dau
Không cho trẻ sơ sinh uống nước trong 6 tháng đầu

Xem thêm: Cân nặng trẻ sơ sinh 1 tháng là bao nhiêu

Thông thường, tập cho trẻ nhỏ uống nước khá là đơn giản. Khi bé lớn hơn 1 chút, bạn hãy tập cho bé thói quen uống nước sau mỗi lần ra ngoài về, sau khi chơi hay ăn… Uống nước thường xuyên là thói quen tốt để giúp bé tránh xa các vấn đề về sức khỏe trong tương lai. Nếu bạn thấy bé không thích uống nước, đừng cố ép bé mà hãy thử cho bé uống lại vào lần sau.

Cho bé uống nước đúng cách như thế nào? Dưới đây là tổng hợp một số hướng dẫn đơn giản, dễ thực hiện.

  • Đối với trẻ dưới từ 6 – 12 tháng: Cho bé uống sau hoặc giữa các bữa ăn bằng thìa hoặc bình. 
  • Đối với trẻ từ 1 – 2 tuổi: Bé nên được uống nước với cốc riêng. Thời gian uống là sau khi ăn khoảng 1 tiếng đồng hồ. Để tránh bé bị sặc, hãy lấy nước và giám sát việc uống của bé. 
  • Bé lớn hơn 2 tuổi: Nên tập trung cho bé chỉ uống nước đun sôi thay vì nước có gas, nước ngọt. Hãy thường xuyên nhắc nhở bé uống nước như một thói quen tốt và duy trì nó. 

Đặc biệt khi chuyển từ bình sang uống nước bằng cốc, cha mẹ hãy nên lưu ý. Hãy nói với bé để bé hiểu mình không cần bình và đủ lớn để uống nước từ cốc. Dụng cụ trung gian cũng cần được nghĩ tới như ống hút hoặc cốc chuyên dụng. 

Qua những thông tin trên bạn đã nắm được có cho trẻ sơ sinh uống nước không rồi chứ. Hy vọng với những thông tin chia sẻ sẽ giúp các mẹ có kinh nghiệm chăm sóc con yêu an toàn, khỏe mạnh.

Rate this post