Giải đáp sức khỏe: Bà bầu có ăn được mướp đắng không?
Mướp đắng không chỉ là thực phẩm được ưa chuộng mà còn được sử dụng rộng rãi khắp vùng Đông Nam Á như một vị thuốc. Nhưng bà bầu có ăn được mướp đắng không? Hãy cùng cân đo lợi hại khi sử dụng loại quả này nào!
Lợi ích của mướp đắng
Thành phần folate cao: Là một trong những chất dinh dưỡng cực kỳ quan trong trong thai kỳ, folate có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi. Mướp đắng chứa hàm lượng folate chiếm 25% nhu cầu folate mỗi ngày của mẹ bầu.
Ngăn ngừa táo bón và trĩ: Giai đoạn mang thai, không ít thì nhiều, mẹ bầu phải “gánh” những khó chịu do táo bón và trĩ mang lại. Mướp đắng là một loại rau củ, lượng chất xơ dồi dào trong mướp đắng đủ để đáp ứng nhu cầu và giúp mẹ giảm bớt những nỗi lo về 2 triệu chứng khó chịu này.
Hạn chế tiểu đường thai kỳ: Mướp đắng chứa charatin, khoáng chất giúp ngăn ngừa tiểu đường hiệu quả. Không chỉ đối với tiểu đường thai kỳ, những người bị tiểu đường mãn tính cũng được khuyên dùng.
Tăng cường hệ miễn dịch: Phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch suy yếu, dễ bị tấn công bởi nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Bổ sung vitamin C khi mang thai giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương.
Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng khả năng hấp thụ sắt và canxi hiệu quả hơn. Mướp đắng đáp ứng 50% nhu cầu vitamin C mỗi ngày của bà bầu.
Giá trị dinh dưỡng cao: Mướp đắng còn có rất nhiều vitamin và khoáng chất khác. Kẽm, mangan, kali, sắt tất cả đều là các loại vitamin và khoáng chất quan trọng cho mẹ và bé trong thời gian này.
Bà bầu có ăn được mướp đắng không?
Nhưng nếu có ý định ăn mướp đắng khi mang thai, mẹ bầu nên hết sức cẩn thận. Những “tác dụng phụ” cũng không nhỏ đâu nhé!
Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Việc ăn quá nhiều mướp đắng là nguyên nhân gây nên các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng, ợ nóng… Những triệu chứng khiến mẹ bầu phải “nhíu mày” khi nghe thấy tên.
Gây ngộ độc: Mướp đắng chứa các thành phần gây ngộ độc cao như quinine, saponic glycosides và morodicine. Các chất này gây có thể gây các triệu chứng ngộ độc như nôn ói, mờ mắt, nổi mẩn đỏ, tiêu chảy.
Chất vicine có khả năng gây nhức đầu, đau thắt bụng, thậm chí dẫn gây hôn mê đối với những mẹ bầu nhạy cảm.
Nguy cơ sảy thai, sinh non: Mẹ bầu ăn mướp đắng khi mang thai cũng có thể gây ra những cơn co thắt tử cung, có thể dẫn đến việc sinh con trước thời hạn.
Mẹ bầu không cần thêm mướp đắng vào thực đơn của mình, nhất là khi chưa từng thử loại thực phẩm này. Những người lần đầu ăn mướp đắng có thể gặp phải những triệu chứng như đau bụng, đau dạ dày.
Có rất nhiều thực phẩm khác vừa an toàn vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng mà mẹ có thể dùng để thay cho mướp đắng trong thai kỳ.
Mẹo để mướp đắng không đắng
Ngâm nước muối
Đây là cách đơn giản nhất và phổ biến nhất là để ngâm các lát mướp đắng sau khi cắt trong nước muối khoảng 30 phút để giảm vị đắng sau khi cắt. Sau đó vớt ra rửa cho hết mặn, bóp nhẹ nhàng.
Loại bỏ cùi trắng bên trong
Bổ dọc quả mướp đắng, loại bỏ hoàn toàn phần cùi trắng nằm sát bên trong lớp thịt mướp vị đắng sẽ giảm đi rõ rệt.
Thêm đường thốt nốt
Thêm một ít đường thốt nốt hoặc đường vào đĩa mướp đắng trong giai đoạn cuối cùng khi nấu món ăn sẽ giảm bớt được vị đắng.
Loại bỏ hạt
Cắt thành miếng nhỏ và loại bỏ hạt, cho dầu ô liu. Bạn có thể thêm tỏi hoặc hành vào dầu nếu bạn thích muốn món ăn thơm ngon hơn, điều này cũng giúp giảm vị đắng trong mướp đắng .