Không để các em thí sinh chọn ngành học theo cảm hứng, phong trào

Một thực tế hiện nay cho thấy, tại mỗi mùa tuyển sinh, có không ít các em thí sinh lựa chọn ngành học theo cảm hứng phong trào, hay theo sự rủ rê của bạn bè mà không cần biết năng lực của mình liệu có phù hợp với ngành học đó hay không.

Theo ghi nhận tại các mùa tuyển sinh, bên cạnh việc lựa chọn những ngành học hot, phù hợp với bản thân và xã hội thì cũng có những thí sinh lựa chọn ngành học dựa theo phong trào hay theo sự rủ rê, lôi kéo của bạn bè khiến cho chất lượng đào tạo không cao, dễ dẫn tới tình trạng vì không có khả năng theo học ngành học đó mà các em phải bỏ dở giữa chừng.

Nắm bắt được tình hình đó, tại Ngày hội Tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2018 do Báo Tuổi Trẻ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, chủ trì, phối hợp cùng Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) tổ chức vừa qua, đã giúp ích rất nhiều cho các em học sinh THPT ở khu vực ĐBSCL có điều kiện được trải nghiệm thực tế với môi trường giáo dục ĐH, cũng như xác định được niềm đam mê hay ngành nghề phù hợp với năng lực của bản thân.

Việc định hướng ngành học cho các em thí sinh là điều vô cùng quan trọng mà các thầy co giáo và các bậc phụ huynh cần phải làm.

Có một em học sinh đưa ra câu hỏi, em muốn học ngành Kế toán của Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, nhưng năng lực của em thì chỉ học tốt các môn thiên về khối C khoa học xã hội; và liệu trường có tuyển thêm tổ hợp mới xét tuyển khối C (Văn- Sử- Địa) cho ngành Kế toán hay không? Một em học sinh ở tỉnh Hậu Giang muốn thi vào các ngành của trường quân đội, nhưng lại bị cận thị nặng. Mặc dù vậy, em vẫn quyết tâm với lý do… các bạn học cùng lớp đều đăng ký học trường này. Còn H.T.M.X, học sinh Trường THPT Huỳnh Thị Hưởng (tỉnh An Giang), học lực tầm trung bình nhưng lại muốn dự tuyển vào ngành Y đa khoa của trường Cao Đẳng Y Tế Hồ Chí Minh thì phải làm thế nào?

Theo chia sẻ của tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, nếu các em thí sinh nhận thấy năng lực của mình không thể đáp ứng được tốt những kiến thức về khối KHTN thì tốt nhất không nên thi vào ngành Kế toán, bởi ngành học này đòi hỏi các em thí sinh phải có trình độ tư duy, tính toán cao và độ nhạy bén trong các con số. Còn theo chia sẻ của cán bộ giảng viên trường Cao Đẳng Y Tế Hồ Chí Minh thì trong năm nay nhà trường tiến hành tuyển sinh nhưng dựa trên kết quả học tập tại THPT của các em thí sinh chứ không dựa vào kết quả thi THPT quốc gia, vậy nên nếu như thành tích học tập của các em đạt mức TB-Khá trở lên thì các em có thể hoàn toàn tự tin nộp hồ sơ xét tuyển vào trường cao đẳng Y Tế Hồ Chí Minh.

Việc giúp cho các em thí sinh xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc định hướng ngành học cho tương lai.

Trong những năm gần đây, các trường THPT, các cơ sở giáo dục ĐH, nghề nghiệp đang từng bước nỗ lực trong việc tư vấn hướng nghiệp – tuyển sinh cho các em học sinh học sinh của mình. Giúp các em nhận biết được điểm mạnh điểm yếu của bản thân, sở trường của mình trong lĩnh vực nào để từ đó định hướng cho các em lựa chọn được ngành học, trường học phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, các em học sinh không gặp quá nhiều khó khăn để tìm hiểu về ngành nghề mà mình yêu thích từ đó có được sự chọn lựa phù hợp với năng lực cũng như phù hợp với hoàn cảnh của gia đình.

Trước những thực trạng trên, cho thấy các em học sinh còn đang thiếu những kiến thức thực tế về ngành học và chưa có được cho mình những định hướng rõ rang, cụ thể trong việc chọn lựa, quyết định về nghề nghiệp tương lai của mình. Vì vậy, trong mùa tuyển sinh năm 2018, bên cạnh những thông tin tư vấn, hướng nghiệp bổ ích của nhà trường, còn rất cần sự chia sẻ của thầy cô giáo, của gia đình- những người gần gũi nhất với học sinh- nhằm giúp cho các em có được những nhận thức rõ ràng về năng lực của bản thân, cân nhắc khả năng của gia đình để có được những quyết định đúng đắn tránh gây lãng phí.

Nguồn: Tổng Hợp.

Rate this post