Tìm hiểu về giáo dục phát triển toàn diện trẻ em là gì?
Nuôi dạy trẻ khỏe mạnh về thể chất, sáng suốt về tinh thần, lạc quan trong cảm xúc, tự tin trong giao tiếp … là những vấn đề mà toàn xã hội quan tâm. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu về giáo dục phát triển toàn diện trẻ em là gì?
1. Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em là gì?
Theo luật trẻ em năm 2016 – Điều 4: Phát triển toàn diện của trẻ em là sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội của trẻ. Điều Luật này đã bao gồm đầy đủ những mục đích hướng tới của các phương pháp giáo dục nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.
Về thể chất
Thể lực đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của trẻ em, giúp các em có sức khỏe tốt cho quá trình học tập và tiếp nhận tri thức. Những bài tập ngay khi có thể và trong thời gian thích hợp, sẽ là tiền đề để trẻ có thể bền bỉ trong mọi hoạt động ở tương lai.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ lớn lên, học hỏi và phát triển mạnh mẽ hơn khi chúng nhận được tình yêu thương, sự quan tâm, cổ vũ, kích thích học hỏi cũng như từ các bữa ăn đầy dinh dưỡng và sự chăm sóc sức khỏe tốt.
Ngoài việc đáp ứng dinh dưỡng tại nhà, bố mẹ hãy dành thời gian vui chơi và vận động cùng con. Tại trường lớp, thầy cô xây dựng những giờ học thể chất kết hợp vui chơi giúp các con vừa nâng cao sức khỏe vừa gắn kết bạn bè.
Xem thêm: Một số cách dạy trẻ 2 tuổi tập nói hiệu quả
Về trí tuệ
Albert Einstein từng nói “Dấu hiệu thật sự của trí tuệ không phải là kiến thức mà là trí tưởng tượng”. Thông qua các hoạt động hàng ngày, bố mẹ hãy tương tác, kích thích tư duy và hành động để thúc đẩy quá trình phát triển hoàn toàn bán cầu não. Từ đó tạo tiền đề cho khả năng sáng tạo và nền tảng tiếp nhận, phân tích tri thức sau này.
Nhà trường và thầy cô xây dựng kế hoạch học tập khoa học, giúp kích thích tư duy và sự hào hứng trog học tập của trẻ.
Về tinh thần
Sự sẻ chia giữa ba mẹ và con cái sẽ là sợi dây hạnh phúc, mang đến những ý nghĩ tích cực trong mọi hoạt động, giúp hình thành nhân cách tuyệt vời cho trẻ. Ngoài ra tinh thần thoải mái sẽ mang đến nhiều hứng khởi trong quá trình tiếp nhận tri thức, góp phần không nhỏ vào sự sáng tạo tri thức trong tương lai. Đồng thời, nhà trường và thầy cô luôn luôn tạo ra một môi trường thân thiện, yêu thương và lành mạnh giúp các em hòa đồng và vui vẻ.
Về đạo đức
Đạo đức chính là phần nhân cách của mỗi con người, được đánh giá qua nhiều mặt, nhưng một người trưởng thành muốn được đánh giá đạo đức đúng chuẩn với xã hội cần có quá trình rèn giữa và hun đúc từ khi còn nhỏ. Nhà sinh học người Nga, Ivan Petrovich Pavlov đã từng nói “Trẻ sơ sinh đến ngày thứ 3 mới bắt đầu dạy dỗ là đã chậm mất 2 ngày”, câu nói này không chỉ đúng về trường hợp hun đúc nhân cách cho trẻ, mà đúng trong tất cả các đề mục cần thiết để phát triển toàn diện cho trẻ. Gia đình, nhà trường và xã hội cần có sự kết nối để đảo bảo việc rèn luyện đạo đức cho các em ngay từ nhỏ.
Về các mối quan hệ xã hội
Quá trình phát triển cảm xúc, cách xử lý với những cảm xúc tiêu cực chính là cách bắt nguồn những mối quan hệ xã hội lâu bền. Trẻ nhỏ như tờ giấy trắng, chúng sẽ ghi lại các cảm xúc tốt và cả những cảm xúc xấu và phương thức xử lý của người lớn.
Do đó, người có vai trò quan trọng dẫn dắt, khơi nguồn những cảm xúc tích cực và hướng dẫn trẻ xử lý những cảm xúc tốt để bản thân luôn cảm thấy hạnh phúc, hài lòng với bản thân, tự tin và xây dựng được những mối quan hệ chân thành xung quanh mình.
2. Tầm quan trọng của việc giáo dục phát triển toàn diện trẻ em
Theo như phát biểu của tổ chức UNICEF tại Việt Nam: “UNICEF tin rằng mọi trẻ em đều có quyền có được sự khởi đầu tốt nhất và phát triển tối đa tiềm năng của mình, tất cả trẻ em đều có quyền học tập, phát triển đầy đủ, được lắng nghe và tích cực tham gia vào quá trình ra quyết định liên quan đến cuộc sống của các em”.
Theo UNICEF, 1000 ngày đầu tiên trong cuộc đời của trẻ là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với sự phát triển về mặt xã hội, cảm xúc, nhận thức và thể chất của các em. Do đó, bố mẹ cần có kế hoạch phát triển toàn diện của trẻ em về mọi mặt.
Tất cả trẻ em có quyền được nuôi dưỡng trong một gia đình và được tiếp xúc với chế độ chăm sóc sức khỏe tốt, nuôi dưỡng đầy đủ, môi trường giáo dục, được vui chơi và bảo vệ khỏi những điều có hại, sự lạm dụng và sự đối xử không công bằng.
Bố mẹ, những người chăm sóc trẻ, các thành viên gia đình, cộng đồng, xã hội và chính phủ phải có trách nhiệm đảm bảo các quyền này được tôn trọng, bảo vệ và thực thi một cách trọn vẹn. Sự phối kết hợp này sẽ quyết định đến sức khỏe, hạnh phúc, phát triển thể chất, sự học hỏi và khả năng đạt được các thành công của trẻ sau này.
Tìm hiểu về giáo dục phát triển toàn diện trẻ em là gì? Hy vọng rằng bài viết đã chia sẻ những thông tin hữu ích cho bạn đọc.