Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục khi trẻ 1 tháng tuổi bị khản tiếng
Khi trẻ 1 tháng tuổi bị khản tiếng khiến bố mẹ lo lắng, không hiểu nguyên nhân từ đâu và chưa biết cách khắc phục như thế nào. Cùng tham khảo các thông tin tổng hợp dưới đây nhé.
1. Tìm hiểu nguyên dẫn trẻ 1 tháng tuổi bị khản tiếng
Trẻ gặp vấn đề đường hô hấp trên: Do bé bị sốt, cảm cúm, cảm lạnh gây viêm thanh quản, khiến bé bị ho sổ mũi khàn tiếng. Khi bé bị nhiễm trùng đường hô hấp trên gây ra những bệnh khác như viêm phổi, viêm amidan, hen suyễn … Virus phổ biến gây ra tình trạng khản tiếng, ho khan đó là virus parainfluenza
Bé bị trào ngược dạ dày: Trẻ sơ sinh có thể gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày, ảnh hưởng đến dây thanh quản khiến bé bị khản tiếng. Bởi hệ thống tiêu hóa ở trẻ chưa hoàn thiện, nên dễ bị trào ngược axit từ dạ dày, có thể dẫn đến tình trạng viêm phổi, viêm hô hấp.
Xem thêm: Tham khảo trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị táo bón phải làm sao
Do bé khóc nhiều: Trẻ sơ sinh quấy khóc nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khản tiếng, do dây thanh quản chịu áp lực quá nhiều khi trẻ khóc, ho.
Khi trẻ bị kích thích, khó chịu: Các tác nhân bên ngoài do khói bụi, môi trường ô nhiễm, khói thuốc lá … khiến phổi của trẻ bị tổn thương, kéo theo các triệu chứng ho khan, khò khè, kích thức dây thanh quản non nớt của bé khiến cho bé ho khản tiếng
Do tiếp xúc với các di vật: cụ thể là lông chó, mèo, phấn hoa, hóa chất … các dị vật này tác động khiến hệ hô hấp của bé bị ảnh hưởng gây nên tình trạng khản tiếng.
Click ngay: Nên làm gì khi trẻ 1 tháng tuổi bị vàng da
2. Cần làm gì khi trẻ 1 tháng tuổi bị khản tiếng
Chăm sóc tại nhà: bằng cách vệ sinh miệng sạch sẽ cho bé, bổ sung nước cho bé: đối với trẻ bú sữa mẹ, cho bé bú nhiều lần. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi có thể thêm lượng nước vừa đủ cho con.
Chủ động đưa con đến gặp bác sỹ: Trường hợp quá 3 – 5 ngày bé vẫn bị khản tiếng, không chịu ăn uống, âm thanh yếu ớt, khò khè nhiều, bố mẹ cần đưa bé đến bác sỹ để kiểm tra. Chăm sóc bé theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sỹ
Sử dụng các công cụ hỗ trợ: mẹ có thể làm sạch không gian sống bằng cách sử dụng máy lọc không khí, máy tạo độ ẩm phun sương … để loại bỏ vi khuẩn, khói bụi, hóa chất độc hại giúp thuận lợi cho việc hít thở không khí, thông thoáng cổ họng, ngăn vừa khô dây thanh quản của bé.
Kiểm soát hội chứng colic: Nếu bé gặp phải chứng colic gây ra tình trạng khóc nhiều, bạn hãy thử quấn khăn cho con (kiểu như bọc kén) và bật một bài hát ru, đu đưa trên võng để làm dịu sự khó chịu bên trong.
3. Bố mẹ cần lưu ý những gì khi chăm sóc trẻ 1 tháng tuổi bị khản tiếng
- Hạn chế tối đa việc trẻ quấy khóc gây áp lực lên dây thanh quản bằng cách hát ru, bồng ẵm …
- Không ép trẻ ăn quá no tạo áp lực cho dạ dày thực quản.
- Chế độ sinh hoạt của mẹ cũng cần sắp xếp hợp lý, ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ để cung cấp lượng sữa cần thiết cho con.
- Điều trị dứt điểm các bệnh liên quan đến tai mũi họng để tránh tái đi tái lại nhiều lần.
Trẻ 1 tháng tuổi bị khản tiếng không quá nguy hiểm nhưng sẽ khiến bé khó chịu, mệt mỏi, biếng ăn. Do đó bố mẹ cần có những phương pháp xử lý kịp thời giúp cải thiện tình trạng khò khè ở trẻ để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.