Bố mẹ phải làm gì khi trẻ 1 tháng tuổi bị vàng da?
Phải làm gì khi trẻ 1 tháng tuổi bị vàng da là câu hỏi mà nhiều bố mẹ quan tâm lo lắng. Trẻ bị vàng da có nguy hiểm không và cần xử lý như thế nào, mời các bạn cùng tham khảo qua bài tổng hợp dưới đây.
1. Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?
Hiện tượng vàng da xuất hiện ở trẻ sơ sinh là do trong máu chứa quá nhiều chất bilirubin. Khi còn trong bụng mẹ, nhau thai làm nhiệm vụ loại bỏ bilirubin. Tuy nhiên khi trẻ chào đời, thì gan sẽ có nhiệm vụ đào thải chất này. Nhưng do gan của trẻ còn chưa hoàn thiện đầy đủ chức năng nên khả năng đào thải còn yếu, gặp hiện tượng vàng da.
Ở mức độ nhẹ: trẻ bị vàng da phần mặt và phần đầu, từ khu vực mắt trẻ, da mặt, bên trong miệng. Hiện tượng này được gọi là vàng da sinh lí bởi đó là một quá trình bình thường của cơ thể.
Ở mức độ nặng: vàng da có thể lan dần xuống các khu vực phía dưới bao gồm ngực, bụng, lòng bàn tay cũng dần chuyển sang màu vàng. Nặng hơn trẻ bị trạng vàng da lan dần ra toàn cơ thể, xuống chân và lòng bàn chân. Đây là mức độ được xem là nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh.
Xem thêm: Khi trẻ 1 tháng tuổi bị ho có đờm cần làm gì?
2. Các loại vàng da ở trẻ em
2.1 Vàng da sinh lý ở trẻ em
Vàng da sinh lý chỉ kéo dài từ 3 – 5 ngày đầu sau sinh. Với những bé khỏe mạnh, ăn ngủ tốt, mức độ vàng da nhẹ thì hoàn bình thường, hiện tượng vàng da sẽ tự hết không cần phải điều trị. Trong thời gian đầu, mẹ cần cho bé bú thường xuyên để cung cấp nguồn dinh dưỡng cho bé, giúp bé khỏe mạnh, tỉnh táo. Không gian phòng dễ chịu, thoáng đãng, cho bé tắm ánh nắng mặt trời để giúp bé nhanh chóng chấm dứt tình trạng vàng da sinh lý.
2.2 Vàng da bệnh lý ở trẻ em
Vàng da sinh lý hay còn gọi là vàng da nhân, thường gặp nhiều ở trẻ sinh non. Hàm lượng bilirubin trong cơ thể quá cao có thể khiến bé bị nhiễm độc, co giật hay hôn mê. Thậm chí dẫn đến tình trạng tử vong. Do đó cần phải can thiệp các biện pháp kịp thời.
Nếu hiện tượng vàng da kéo dài từ 7 – 10 không chấm dứt, gia đình có thể đưa bé đi kiểm tra máu để yên tâm hơn. Nếu bilirubin đến ngưỡng quy định bé sẽ được chiếu đèn điều trị.
Tình trạng vàng da kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển bình thường của trẻ: có thể bị điếc, bị liệt lưỡi hoặc tổn thương não.
Click ngay: Bố mẹ dạy trẻ 2 tuổi không cần đòn roi
3. Cần làm gì khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị vàng da
Trẻ 1 tháng tuổi bị vàng da sinh lý mức độ nhẹ
Bố mẹ có thể cho bé tắm nắng tại nhà. Thời điểm tắm nắng tốt nhất là từ 7h30 – 9h sáng hàng ngày, mẹ mặc quần áo cotton mỏng nhẹ, cho bé tắm nắng gần cửa sổ, đồng thời massage cho bé dễ chịu thoải mái. Bên cạnh đó, mẹ cho bé bú nhiều lần để cung cấp dinh dưỡng, nhuận tràng sẽ giúp loại bỏ chất bilirubin gây vàng da ra khỏi cơ thể bé qua đường phân. Tiếp tục theo dõi tình trạng của trẻ sau 7 – 10 ngày tiếp theo. Ban đêm, bố mẹ có thể bật đèn ngủ vàng trong 1 – 2 tuần đầu tiên.
Trẻ 1 tháng tuổi bị vàng da sinh lý mức độ nặng
Khi kiểm tra xét nghiệm máu chỉ số Bilirubin ở mức cần can thiệp ánh sáng, bác sỹ sẽ chỉ định chiếu đèn cho bé để giúp làm giảm hàm lượng Bilirubin.
Phương pháp chiếu đèn: Ánh sáng của đèn biến Bilirubin thành chất không độc và được thải nhanh ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa, đường tiểu.
Phương pháp thay máu: Lấy bớt chất Bilirubin ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng.
Bố mẹ lưu ý chăm sóc bé trong quá trình điều trị theo đúng quy định của bác sỹ.
Trên đây là một số lưu ý khi trẻ 1 tháng tuổi bị vàng da. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho các bố mẹ.