Trẻ chậm mọc răng: Nguyên nhân và cách xử trí ba mẹ nên biết
Khi thấy trẻ chậm mọc răng tuy không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng cũng khiến cha mẹ lo lắng. Cùng chúng tôi đi tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ chậm mọc răng qua bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân khiến trẻ chậm mọc răng
Theo tài liệu của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, trẻ từ 6 tháng tuổi sẽ bắt đầu mọc răng sữa. Nếu ngoài 12 tháng mà răng sữa chưa mọc thì được coi là chậm mọc răng. Đến khoảng 20 tuổi, trẻ nhỏ sẽ có đầy đủ 20 chiếc răng sữa. Nếu đến 18 tháng tuổi mà bé chưa mọc chiếc răng nào thì hãy đưa bé đến bác sĩ nha khoa để thăm khám.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé chậm mọc răng dù đã đến tuổiTrước khi giải đáp thắc mắc trẻ chậm mọc răng phải làm sao, bố mẹ cần nắm được một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Khi biết được nguyên nhân thì bố mẹ sẽ có các biện pháp phù hợp giúp trẻ cải thiện tình trạng chậm mọc răng. Dưới đây là một số nguyên nhân thường thấy khiến răng bé mọc chậm:

Xem thêm: Vì sao trẻ lười bú
- Di truyền: Răng có tính di truyền rất cao. Vì thế nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ chậm mọc răng thì khả năng cao là bé sơ sinh cũng di truyền yếu tố này.
- Sinh con non: Theo nghiên cứu, những trẻ sinh non, thiếu tháng thường có thời gian mọc răng chậm hơn so với các bé sinh thường khác.
- Thiếu hụt vitamin D: Nếu bố mẹ không bổ sung đầy đủ vitamin D cho trẻ thì tình trạng mọc răng cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Bởi vitamin D là hoạt chất quan trọng giúp cơ thể hấp thu canxi. Từ đó hình thành và xây dựng cấu trúc xương, răng.
- Mắc bệnh suy tuyến giáp: Răng mọc chậm là một dấu hiệu cho thấy bé bị suy tuyến giáp. Bệnh lý này còn gây ra một số triệu chứng ở trẻ như chậm đi, chậm nói, thừa cân…
- Yếu tố bên ngoài: Một số yếu tố bên ngoài tác động khiến nướu của bé bị tổn thương. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ chậm mọc răng.
Cần làm gì khi trẻ chậm mọc răng?
Mẹ hãy nhớ, ngay trong giai đoạn mang thai và cho con bú, mẹ cần ăn uống đa dạng, đủ chất, không quá kiêng khem. Trong đó, mẹ hãy cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin… để con được phát triển toàn diện nhất.
Để đối phó với mọc răng chậm, mẹ hãy ghi nhớ những điều sau đây:

Xem thêm: Trẻ không chịu bú bình phải làm sao?
- Thay đổi thói quen vệ sinh khoang miệng cho con mỗi ngày
- Bổ sung thêm vitamin D và canxi cho trẻ, có thể sử dụng dưới dạng thuốc nếu được chỉ định của bác sĩ.
- Cho trẻ và mẹ tắm nắng vào buổi sáng khi trẻ 1 tháng tuổi và duy trì thói quen này liên tục hằng ngày. Thời gian tắm nắng trung bình 15 – 30 phút mỗi ngày, với trẻ có da sậm màu thì phải cho tắm nắng lâu hơn.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mẹ, đảm bảo nguồn sữa mẹ sinh dưỡng cho em bé.
- Gia tăng khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ, đặc biệt là sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Đảm bảo thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng, chú ý cung cấp đầy đủ chất đạm, nhất là đạm động vật và chất béo trong quá trình trẻ ăn dặm.
- Tập cho trẻ thói quen ăn uống đúng thời gian biểu và hạn chế ăn vặt.
- Mẹ nên cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả tươi, ép lấy nước cho trẻ uống hoặc xay sinh tố cho trẻ.
- Bổ sung 500 – 800ml sữa mỗi ngày, đặc biệt, không pha sữa cho trẻ bằng nước cháo, nước bột, nước rau củ…
- Cho trẻ được ngủ đủ giấc, khuyến khích trẻ vận động cũng là biện pháp để kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn, hạn chế suy dinh dưỡng.
Trẻ chậm mọc răng không nguy hiểm, nhưng để tránh những biến chứng xấu, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý và nên cho trẻ tới gặp nha sĩ sớm để có hướng điều trị. Hy vọng bài viết này đã giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về trẻ chậm mọc răng sữa và có phương pháp chăm sóc cho trẻ phù hợp.