Trẻ em có bao nhiêu quyền? Đó là những quyền gì?

Trẻ em có bao nhiêu quyền?

Theo Công ước quốc tế

Bên cạnh những lưu ý khi cho trẻ uống sữa và yến hay trẻ em là người bao nhiêu tuổi thì vấn đề trẻ em có bao nhiêu quyền cũng dành được nhiều quan tâm của các bậc phụ huynh. Vậy trẻ em được nhận những quyền như thế nào?

Theo Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 thì trẻ em được chia làm 4 nhóm quyền cơ bản gồm: quyền được sống còn, quyền được phát triển, quyền được bảo vệ, quyền được tham gia.

  • Quyền được sống còn: Trẻ em được quyền sống một cuộc sống bình thường, được đáp ứng những nhu cầu cơ bản để tồn tại và phát triển thể chất. Đó là có nơi ăn ở, ăn uống đủ chất, được chăm sóc sức khỏe và được khai sinh khi ra đời;
  • Quyền được phát triển: Trẻ em được tạo mọi điều kiện để phát triển đầy đủ nhất về tinh thần và đạo đức, bao gồm việc học tập, vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật, tự do tín ngưỡng tôn giáo;
  • Quyền được bảo vệ: Trẻ em có quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục, lạm dụng ma túy, bị bỏ rơi, bị bắt cóc và buôn bán. Trẻ em còn được bảo vệ khỏi sự can thiệp vô cớ vào thư tín hay những vấn đề riêng tư của mình. Trong những trường hợp trẻ em làm trái pháp luật hay bị giam giữ vẫn được bảo vệ để không bị tra tấn, đánh đập và lạm dụng.
  • Quyền được tham gia: Trẻ em được tạo mọi điều kiện để bày tỏ quan điểm, ý kiến về những vấn đề liên quan đến mình. Được quyền giao lưu, kết bạn, hội họp và tạo điều kiện để tiếp cận cũng như chọn lựa thông tin phù hợp.

Theo Pháp luật Việt Nam

Tre-em-gom-may-nhom-quyen
Trẻ em gồm mấy nhóm quyền

Dựa theo Luật trẻ em mới nhất năm 2020 hiện hành còn hiệu lực, Luật quy định trẻ em có các quyền sau đây:

Điều 11. Quyền được khai sinh và có quốc tịch

Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch khi mới sinh ra. Những trường hợp chưa xác định được cha mẹ, nếu có yêu cầu sẽ được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ để xác định cha mẹ theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

Trẻ em có quyền được chăm sóc nuôi dưỡng để phát triển về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

Điều 13. Quyền sống chung với cha mẹ

Mọi trẻ em đều có quyền được sống chung với cha mẹ. Không ai có quyền bắt trẻ em phải rời xa với cha mẹ, trừ những trường hợp vì lợi ích của trẻ em.

Điều 14. Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự

Tất cả trẻ em đều được Nhà nước, xã hội và gia đình tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự.

Điều 15. Quyền được chăm sóc sức khỏe

Những trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí điều này phù hợp với quyền được chăm sóc sức khỏe.

Điều 16. Quyền được học tập

Trẻ em có quyền được học tập đầy đủ, những em học bậc tiểu học tại các cơ sở giáo dục công lập sẽ không phải trả học phí.

Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao và du lịch

Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí lành mạnh, tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi của mình.

Điều 18. Quyền được phát triển năng khiếu

Trẻ em được khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển năng khiếu bản thân.

Điều 19. Quyền có tài sản

Tre-em-co-quyen-khai-sinh-va-co-quoc-tich-thuoc-nhom-quyen-gi
Trẻ em có quyền khai sinh và có quốc tịch thuộc nhóm quyền gì

Trẻ em có quyền có tài sản và thừa kế tài sản theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia các hoạt động xã hội

Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn liên quan đến mình. Được tạo điều kiện tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với nhu cầu và năng lực của mình.

Điều 22. Những việc trẻ em không được làm

  • Không được tự ý bỏ học, bỏ nhà đi sống lang thang;
  • Không được xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và tài sản của người khác, không gây rối mất trật tự nơi công cộng;
  • Không được đánh bạc, sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích có hại cho sức khỏe;
  • Không được mua bán, trao đổi, sử dụng văn hóa phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; hoặc sử dụng những đồ chơi, chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh.

Hy vọng với những thông tin trên đây bạn đọc đã nắm được trẻ em có quyền và nghĩa vụ gì.  Mong rằng bài viết thực sự hữu ích đến bạn đọc.

Rate this post