Các quy định về chăm sóc, bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là gì? Nhà nước quy định về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây, mời bạn đọc cùng theo dõi nhé.
1. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là gì?
Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện các quyền cơ bản và hòa nhập với cộng đồng.
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt gồm các đối tượng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi; trẻ em bị khuyết tật, tàn tật; trẻ em bị nhiễm chất độc hóa học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em làm việc trong môi trường nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em nghiện ma túy; trẻ em vi phạm pháp luật.
2. Quy định về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Để phòng ngừa, ngăn chặn và giảm nhẹ trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt Nhà nước đã có nhiều chính sách tạo điều kiện để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng các quyền cơ bản của trẻ em; hỗ trợ cá nhân, gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; khuyến khích các tố chức, cá nhân tham gia giúp đỡ trẻ em, thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em để đảm bảo trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không nơi nương tựa được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt. Cụ thể:
Đối với trẻ em mồ côi không nơi nương tựa: Được Ủy ban nhân dân địa phương giúp đỡ để có gia đình hoặc tổ chức nhận nuôi, chăm sóc. Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ cá nhân, gia đình nhận nuôi con nuôi; cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em không nơi nường tựa, bị bỏ rơi.
Trẻ em khuyết tật, tàn tật, là nạn nhân của chất độc hóa học: Trẻ em thuộc đối tượng này được Nhà nước, gia đình và xã hội giúp đỡ, chăm sóc, được tạo điều kiện để khám chữa bệnh, phục hồi chức năng; được nhận vào các lớp học dành cho trẻ em khuyết tật, tàn tật; được giúp đỡ học văn hóa, học nghề và tham gia các hoạt động của xã hội.
Trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với hóa chất độc hại, làm việc xa gia đình: Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, giải quyết kịp thời; tạo điều kiện để cho trẻ em được học nghề, làm các công việc phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe trong phạm vi của địa phương; được tạo điều kiện để trẻ được sống trong môi trường an toàn, được chăm sóc sức khỏe, tu dưỡng văn hóa, đạo đức.
Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS: Trẻ em không bị phân biệt đối xử; được Nhà nước và xã hội tạo mọi điều kiện để chữa bệnh, nuôi dưỡng tại gia đình và các trung tâm bảo trợ.
Xem thêm: Đồ dùng cho trẻ em để lựa chọn đúng sản phẩm cần thiết
Trẻ em lang thang: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em đến lang thang phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em đi lang thang tổ chức giúp đỡ các em trở về với gia đình; đối với các trường hợp trẻ em không còn nơi nương tựa thì được tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại gia đình thay thế hoặc trung tâm bảo trợ; đối với trẻ em lang thang của hộ nghèo, trẻ em nghèo đói, trẻ em ăn xin thì được ưu tiên để gia đình xóa đói giảm nghèo.
Tre em bị xâm hại tình dục: Trẻ em sẽ được gia đình, Nhà nước và xã hội tinh tư vấn, phục hồi tinh thần, sức khỏe, và tạo điều kiện để ổn định cuộc sống.
Trẻ em nghiệm ma túy: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm tổ chức cai nghiện tại gia đình hoặc trung tâm cai nghiện cho trẻ em; các cơ sở cai nghiện phải tạo điều kiện để trẻ em được tham gia các hoạt động lành mạnh, có ích và bố trí cho trẻ em được cai nghiện ở khu vực riêng.
Trẻ em vi phạm pháp luật: Trẻ được được tạo mọi điều kiện để sữa chữa sai lầm, có ý thức tôn trọng pháp luật và sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Việc xử lý trách vi phạm pháp luật của trẻ em phải theo quy định của pháp luật đối với người chưa thành niên.