Trẻ mấy tháng biết lật? Dấu hiệu bé sắp biết lật
Trẻ mấy tháng biết lật là một trong những vấn đề bố mẹ rất quan tâm khi có bé yêu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về dấu hiệu trẻ sắp biết lật và những phương pháp giúp bé biết lật sớm nhất.
Trẻ mấy tháng biết lật?
Trẻ biết lật là một trong những cột mốc vô cùng quan trọng của trẻ. Hầu hết bố mẹ nào cũng mong đến thời khắc này để có thể hỗ trợ và đồng hành cùng trẻ. Vì làm cha mẹ không có niềm vui nào bằng việc nhìn thấy con yêu khôn lớn mỗi ngày.
Hầu hết ở giai đoạn 4 tháng tuổi, bé sơ sinh đã có thể tự đạp chân của mình từ tư thế nằm sấp. Nếu để tự lật sẽ cần khoảng 4-5 tháng để tự lật từ sau ra trước.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh biết lật
- Trẻ có xu hướng thích nằm nghiêng sang một bên.
- Trẻ đã cứng cổ khi đặt nằm sấp bé đã có khả năng dùng hai tay để chống đỡ phần thân.
- Khi đặt nằm sấp bé có thể ngẩng cao đầu mà không cần sự hỗ trợ của bố mẹ. Bé có thể chống khuỷu tay để nâng ngực lưng.
- Bé có hành động cong lưng và đá chân như đang bơi trên cạn
- Khi trẻ có ý định muốn lật, đặt trẻ nằm ngửa sẽ giơ 2 chân lên cao và lấy tay cầm lấy 2 bàn chân đung đưa chân qua lại. Chân bé đã đủ cứng để chống đỡ các động tác xoay hông
- Khi chơi, bé có xu hướng dịch chuyển lại gần các thiết bị xung quanh, làm các động tác giơ tay và rướn người về phía vật đó.
- Trẻ thường tự mình nằm nghiêng và có nhiều bé tự lật được không cần bố mẹ hỗ trợ
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu tập lật như trên, bố mẹ nên khuyến khích con bằng các phương pháp cổ vũ, khen ngợi hành động của con để con có động lực tập lật nhanh hơn.
Xem thêm: Trẻ mấy tháng ăn dặm để biết cách chăm con
Một số phương pháp tập lật cho bé
Bạn có thể giúp bé thực hiện hoạt động lăn lộn và lật thông qua các trò chơi để kích thích trẻ hoạt động nhiều và thao tác linh hoạt hơn. Dùng đồ chơi xem bé có lăn tới gần bạn để lấy nó không.
Hãy hỗ trợ bé trong quá trình tập lật, không nên để bé trên giường nếu không có người trông vì có thể dẫn tới chấn thương.
Cha mẹ nên dành 20 phút mỗi ngày để tập lật cho bé, mỗi lần khoảng 3-5 phút. Khi dạy bé tập lật hãy nói chuyện và cổ vũ bé để bé thích thú hơn.
Cho trẻ nằm sấp, ngẩng đầu lên, mẹ vừa trò chuyện cùng bé vì lúc này các bắp cơ ở cổ và lưng đã có thể chịu lực.
Nếu như sau khi lật bé tự đè lên cánh tay và không rút ra được, bạn có thể giúp bé rồi tập cho bé tự rút tay ra. Mẹ có thể ngồi sang trái hoặc phải để bé di chuyển thân người tốt nhất.
Thường xuyên chơi đùa cùng bé bằng những đồ chơi an toàn, có màu sắc sặc sỡ để thu hút trẻ buộc bé phải vươn người. Các mẹ hãy luôn nhớ là giữ cho con có không gian an toàn, không có bất cứ vật nguy hiểm nào bên cạnh.
Massage toàn thân cho bé để bé thư giãn và dần thích nghi với những vận động trên cơ thể. Cách này cũng góp phần giúp xương khớp trẻ hoàn thiện hơn.
Mẹ cho bé nằm sấp để tập lật nhưng không nên để bé nằm tư thế này quá lâu sẽ gây nôn trớ, làm sức khỏe ảnh hưởng. Nơi bé nằm không đặt bé trên mặt phẳng quá cứng sẽ làm bé bị đau và gặp khó khăn trong lúc lật.
Xem thêm:
Tìm hiểu khái niệm trẻ đồng sinh là gì?
Những lưu ý để giúp bé tránh khỏi nguy hiểm khi biết lật
Khi biết lật, trẻ đã có thể tự xoay đầu để thở. Trẻ có tâm lý sẽ rất thích lật, ngày lật, đêm ngủ cũng lật. Bạn cần chú ý để bé không bị ngã và ban đêm bé lật không có khả năng tự lật lại sẽ nguy hiểm. Cha mẹ nên mua cũi cho con để bé được chắn an toàn khi ngủ.
Cho trẻ nằm trên bề mặt mềm mại vừa đủ, không quá cứng hoặc quá mềm sẽ khiến trẻ bị đau và khó khăn khi lật người.
Không cho trẻ lật khi mới ăn no vì khi đó sẽ khiến trẻ nôn, ọc sữa.