Nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ ngủ nghiến răng
Trẻ ngủ nghiến răng có thể do nhiều nguyên nhân. Nếu bạn lơ là để tình trạng này kéo dài có thể làm thay đổi trật từ răng, phá hủy men răng và làm ảnh hưởng đến khớp hàm của bé.
Nguyên nhân trẻ ngủ nghiến răng
Theo các chuyên gia y tế thì hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức về nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ nghiến răng khi ngủ. Tuy nhiên, dựa vào những yếu tố khách quan và chủ quan của các bệnh nhân thì một số lý do sau có khả năng cao là nguyên nhân gây ra hiện tượng này:
Do tâm lý lo lắng: Trẻ em rất dễ bị thay đổi cảm xúc và trở nên căng thẳng, lo lắng đôi chỉ chỉ vì một lý do đơn giản nào đó. Chính tâm lý này có thể gây ra nghiến răng khi ngủ ở trẻ, như một cơ chế để giúp cơ thể trẻ đối phó với những cảm xúc thất thường này;
Do trẻ mọc răng: Trẻ em độ tuổi đang mọc răng cũng là đối tượng dễ bị nghiến răng khi ngủ. Việc nghiến răng có thể giúp trẻ giảm đau và cảm thấy thoải mái hơn khi mọc răng;
Do trẻ bị sai lệch khớp cắn: Một trong những nguyên nhân nghiến răng khi ngủ ở trẻ có thể là do trẻ bị sai lệch khớp cắn và cảm thấy khó chịu khi cơ hàm khép lại. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, có khoảng 13% trẻ bị mắc cả chứng nghiến răng khi ngủ và đồng thời bị lệch khớp cắn, chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau;
Do trẻ bị dị ứng: Nguyên nhân nghiến răng khi ngủ ở trẻ cũng có thể là do trẻ bị dị ứng, việc nghiến răng có thể giúp trẻ giảm cảm giác khó chịu trên cơ thể;
Do trẻ bị phản ứng thuốc: Nếu trẻ đang bị bệnh nào đó và phải sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm thì đây cũng có thể là nguyên nhân nghiến răng khi ngủ ở trẻ;
Do trẻ bị nhiễm giun kim: Nhiều trường hợp nghiến răng khi ngủ ở trẻ em là do bị nhiễm giun kim. Loại ký sinh trùng này khi ký sinh trong cơ thể người sẽ tiết ra một loại độc tố khiến cơ thể bị căng thẳng và hình thành thói quen nghiến răng.
Cách điều trị trẻ ngủ nghiến răng
Cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân gây tình trạng trẻ siết chặt răng khi ngủ để có thể có giải pháp điều trị phù hợp nhất.
Nếu trẻ nghiến răng do căng thẳng tâm lý, stress trong vấn đề học tập, bạn bè, gia đình,… thì cha mẹ hãy giúp con thư giãn, trò chuyện cùng con để tìm ra vấn đề. Cha mẹ cũng có thể kể chuyện trước khi ngủ để tâm lý con được thoải mái, qua đó giúp con dễ ngủ và có chất lượng giấc ngủ tốt hơn.
Xem thêm: Có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả
Nếu trẻ nghiến răng do mọc răng thì cha mẹ có thể chườm ấm cho con lên má để giảm đau. Trong trường hợp con nghiến răng do mọc răng không đều hoặc gặp khó khăn trong việc khép miệng thì hãy dẫn con gặp nha sĩ để được điều trị tốt nhất.
Nha sĩ có thể sẽ mài chỉnh răng để các răng ăn khớp với nhau hơn hoặc làm một máng mặt nhai dựa trên mẫu răng của trẻ để con mang trong miệng vào buổi tối. Máng mặt nhai có tác dụng ngăn con nghiến răng khi ngủ và giảm khả năng mòn răng cũng như giảm tình trạng co thắt của các cơ nhai.
Ngoài ra, trẻ nghiến răng khi ngủ cũng có liên quan đến chế độ dinh dưỡng. Lúc này cha mẹ nên bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để giúp con phát triển khỏe mạnh nhất. Bổ sung đầy đủ các chất hỗ trợ hoạt động của hệ thần kinh như canxi, magie như sữa, rau chân vịt, rau có màu xanh đậm,… vào chế độ ăn của con.
Như vậy chúng tôi đã chia sẻ những thông tin hữu ích nhất về nguyên nhân cũng như cách điều trị khi trẻ ngủ nghiến răng. Hy vọng bài viết sẽ là cẩm nang bổ ích giúp ba tìm ra cách hỗ trợ giúp bé ngủ ngon hơn, sâu giấc, hơn, phát triển toàn diện hơn.