Trẻ ra mồ hôi trộm do nguyên nhân nào và cách khắc khục
Trẻ ra mồ hôi trộm là hiện tượng đổ mồ hôi dù thời tiết không nóng hay trẻ cũng không đang hoạt động nhiều. Nhiều người lo lắng ra mồ hôi trộm ở trẻ có sao không? Cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
1. Tình trạng trẻ ra mồ hôi trộm là gì?
Mồ hôi trộm ở trẻ thường xuất hiện nhiều ở vùng đầu, lưng, trán, háng, nách hay lòng bàn tay, chân. Những vị trí này thường có nhiều tuyến mồ hôi, xuất hiện nhiều vào ban đêm. Tình trạng này khiến cho trẻ ngủ không yên giấc, hay bị giật mình, quấy khóc.
Trẻ ra mồ hôi khi ngủ sâu nhưng vẫn luôn cảm thấy thoải mái khi ngủ và sau khi thức dậy. Còn nếu như trẻ đổ mồ hôi do trời nóng trước khi ngủ hoặc nghịch nhiều sẽ khiến cho trẻ khó ngủ hơn.
2. Nguyên nhân trẻ bị đổ mồ hôi trộm
Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là hiện tượng thường gặp, xuất hiện từ nhiều nguyên nhân. Thường thì đó là tình trạng sinh lý, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên cũng có thể do bệnh lý thì cha mẹ không được chủ quan:
2.1. Đổ mồ hôi trộm do sinh lý:
Trẻ ra mồ hôi trộm do hệ thần kinh đại não của trẻ chưa được phát triển hoàn thiện. Nhất là với trẻ đang trong thời kỳ tăng trưởng, quá trình trao đổi chất ở trẻ diễn ra mạnh hơn so với người lớn.
Với trường hợp này, trẻ ra mồ hôi trộm cũng là cách giúp cân bằng nhiệt độ cơ thể do hệ thống điều chỉnh nhiệt độ ở trẻ còn khá non nớt. Đồng thời, trẻ còn có tỷ lệ số lượng tuyến mồ hôi khá cao, khiến cho trẻ ra nhiều mồ hôi hơn.
>>> Tham khảo thêm: Trẻ rụng rốn cần làm gì? Một số vấn đề rụng rốn ở trẻ
Những trẻ bị đổ mồ hôi trộm sinh lý thường không ảnh hưởng đến sức khỏe, nên phụ huynh không phải lo lắng.
2.2. Trẻ ra mồ hôi trộm do bệnh lý:
Theo các chuyên gia sức khỏe, đổ mồ hôi trộm ở đầu thường xuất hiện ở trẻ bị còi xương, lao sơ nhiễm. Nhất là khi ngủ hay bú mẹ thì mồ hôi ra nhiều hơn bất chấp thời tiết bình thường.
Với trường hợp này, ngoài đổ mồ hôi trộm, trẻ còn có những dấu hiệu khác của bệnh còi xương như xương đầu to, thóp chậm liền, ngực nhô hình ức gà, chân vòng kiềng.
Còn với trẻ bị mắc bệnh lao sơ nhiễm sẽ có triệu chứng như ăn uống kém, ho kéo dài, khi chụp X-quang phổi thấy tổn thương lao sơ nhiễm. Tình trạng này cần được đưa đi thăm khám và chữa trị kịp thời để trẻ phát triển toàn diện.
3. Các cách khắc phục đổ mồ hôi trộm ở trẻ
Tình trạng trẻ ra mồ hôi trộm nhiều sẽ khiến cho trẻ mất nước và ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài. Mỗi cha mẹ cần chú ý đến cách chăm sóc trẻ trong trường hợp này như sau:
Luôn giữ nhiệt độ phòng thoáng mát, tránh mặc nhiều quần áo hay đắp nhiều chăn cho trẻ khi ngủ giúp trẻ có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Trẻ đổ mồ hôi trộm là một hiện tượng sinh lý bình thường. Nhưng nếu trẻ đổ mồ hôi nhiều ở đầu, kèm theo lười ăn, không bị rụng tóc vành khăn, không kém ăn lười bú, … mà vẫn tăng cân bình thường thì cha mẹ cũng không phải quá lo lắng.
Tình trạng trẻ bị ra mồ hôi trộm kèm theo những dấu hiệu bất thường khác thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời.
>>> Bạn có biết: Trẻ ăn hay bị nôn do nguyên nhân nào và cách xử trí
Khi trẻ bị ra mồ hôi trộm thì cần chú ý đến chế độ ăn uống của trẻ. Nên bổ sung đủ lượng kẽm nguyên tố để trẻ ăn ngon hơn, phát triển toàn diện về chiều cao, cân nặng vượt chuẩn.
Kẽm là thành phần đóng vai trò quan trọng đến đa số quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, nhất là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein… Khi thiếu kẽm trong các cơ quan trong cơ thể có thể gây ra một số bệnh lý như dễ cáu gắt, rối loạn thần kinh…Bởi vậy, cha mẹ cần tìm hiểu về việc bổ sung kẽm cho trẻ hợp lý.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần chú ý bổ sung cho trẻ các loại vitamin và khoáng chất quan trọng gồm Vitamin nhóm B, lysine, crom… giúp con ăn ngon hơn, tăng cường hệ miễn dịch và có sức để kháng khỏe mạnh.
Bài viết trên đây giúp bạn tìm hiểu về tình trạng trẻ ra mồ hôi trộm do những nguyên nhân nào để có cách khắc phục. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin chăm sóc sức khỏe cho bé tốt nhất.