Giải đáp thắc mắc: Trẻ sơ sinh phơi nắng bao lâu?

Trẻ sơ sinh phơi nắng bao lâu? Câu hỏi này được rất nhiều người quan tâm và trao đổi thông tin cùng với nhau ở trên các diễn đàn sức khỏe. Dưới đây các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ những thông tin liên quan đến vấn đề trên, các bạn hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Trẻ sơ sinh phơi nắng bao lâu?

Theo như thông tin từ các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ, thời gian tắm nắng cho trẻ tốt nhất là trước 9h sáng, tuy nhiên nếu như bỏ lỡ khoảng thời gian này thì các mẹ có thể tắm nắng cho bé vào buổi chiều.

Trẻ sơ sinh phơi nắng bao lâu?

Thống kê chung cho thấy có trên 80% hàm lượng Vitamin D được tổng hợp dưới da nhờ vào công dụng của tia UVB tiếp xúc trực tiếp lên da, còn 20% Vitamin D còn lại thì trẻ sẽ hấp thu từ sữa mẹ và các thực phẩm hàng ngày. Do đó, các mẹ cần phải lưu ý cho trẻ tắm nắng đúng cách và thường xuyên mỗi ngày nhằm giúp cho cơ thể của trẻ được tổng hợp Vitamin D và hỗ trợ trong quá trình hấp thu hàm lượng Canxi, đặc biệt giúp cho xương được chắc khỏe.

Vậy, trẻ sơ sinh phơi nắng bao lâu? Thắc mắc này đã được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra lời khuyên như sau, tốt nhất các mẹ hãy cho con tắm nắng từ khoảng 20 – 30 phút mỗi buổi sáng hàng ngày. Đối với các đứa trẻ trong lần đầu tắm nắng thì cần phải kéo dài thời gian 10 phút và cần phải tăng dần về thời lượng để cho trẻ được làm quen.

Bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn cách tắm nắng cho trẻ đúng cách

Với một số các thông tin được chia sẻ ở trên thì mọi người chắc cũng đã hiểu được thắc mắc trẻ sơ sinh phơi nắng bao lâu. Tuy nhiên, các bà mẹ cũng nên tìm hiểu thông tin và trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa nhằm biết được cách tắm nắng cho trẻ đúng cách.

Dưới đây là một số các hướng dẫn quan trọng trong quá trình tắm nắng cho trẻ các mẹ cần phải lưu ý, cụ thể:

– Đối với những em bé sau sinh khoảng 1 – 2 tuần đã có thể bắt đầu tắm nắng mỗi ngày. Đầu tiên thì chỉ nên cho trẻ phơi nắng trong thời gian 10 phút, tiếp đó cần phải tăng dần về thời gian. Nhưng đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều không được tắm nắng trên 20/ lần.

– Hãy hạn chế để cho ánh nắng chiếu thẳng trước mặt, vào mắt hoặc là phần đầu của trẻ bởi sẽ có nguy cơ làm ảnh hưởng đến não.

– Nơi tắm nắng cho con cần phải thật yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ, trong lành, tránh gió lùa và khói bụi.

– Tia ánh nắng mặt trời phải chiếu trực tiếp lên về mặt của trẻ khi đó mới phát huy được tác dụng, vì vậy các mẹ hãy cởi áo quần của con khi tắm. Lưu ý, không phơi nắng qua cửa kính.

– Để nắng chiều lên 2 chân, tiếp đó hãy từ từ cho trẻ cảm nhận ánh nắng từ phía sau lưng.

– Trong trường hợp trẻ bị ốm, hoặc trời đang trở lạnh thì nên ngừng tắm nắng cho trẻ. Nếu như muốn quy trì tắm nắng thì cần phải cho trẻ mặc kín, chỉ để lộ ra phần bắp chân, đùi và vùng cánh tay.

– Cần phải lau khô mồ hôi và cho trẻ uống một ít nước bổ sung sau khi đã tắm nắng.

Theo như các chia sẻ cho hay tắm nắng cho trẻ chính là cách làm tuyệt vời nhất nhằm kích thích sản sinh Vitamin D và hỗ trợ quá trình hấp thu Canxi, giúp xương chắc khỏe. Nhưng các mẹ cần phải tìm hiểu rõ về cách tắm nắng cho trẻ đúng cách nhằm đảm bảo mức độ an toàn về sức khỏe đang còn non nớt của con.

Vậy, thời gian nào không nên cho trẻ tiếp xúc ánh nắng?

Các bậc phụ huynh nên ghi nhớ một số các lưu ý về thời gian để tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách mà không gây tổn thương da cũng như khiến cho trẻ dễ mắc phải những bệnh lý khác nhau. Cụ thể:

– Khoảng thời gian sau 9h sáng đến ánh nắng chiều còn rất mạnh: khi đó tia cực tím từ mặt trời xuất hiện nhiều nhất. Vì vậy, tuyệt đối không nên cho trẻ phơi nắng hoặc tiếp xúc với ánh nắng.

–  Tắm biển dưới ánh nắng gắt: không chỉ đối với các trẻ sơ sinh mà còn đối với trẻ dưới 8 – 9 tuổi cũng không nên chơi đùa dưới ánh nắng quá gắt, nhất là khi đi biển nhằm phòng tránh một số bệnh lý nguy hiểm.

– Trong những ngày nắng nóng quá oi bức: các phụ huynh cần phải hạn chế cho con tắm nắng vào lúc này nhằm hạn chế được nguy cơ mất nước do trẻ sẽ ra mồ hôi nhiều, hoặc những bệnh lý thường gặp ở trẻ trong mùa nắng nóng.

– Vào những ngày thời tiết quá lạnh: vào khoảng thời gian nhiệt độ hạ thấp hoặc khi trời nhiều gió, trẻ sơ sinh cũng không nhất thiết phải tắm nắng để ưu tiên đảm bảo sức khỏe.

– Khoảng thời gian giao mùa: trong khoảng thời điểm này, khí hậu biến đổi thất thường sẽ diễn khiến trẻ bị bệnh, do đó các bậc phụ huynh không nên bế trẻ ra ngoài tắm nắng.

Một số những sai lầm khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Không phải vào thời điểm nào và tắm nắng bao lâu cho trẻ cũng tốt, tốt nhất các bậc phụ huynh cần phải tìm hiểu và tham khảo ý kiến từ phía các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.

Một số những sai lầm khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh

>>> Quan tâm thêm vấn đề dạy trẻ 8 tháng tuổi những gì

Dưới đây là một số các sai lầm khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh các bậc phụ huynh cần phải tránh, gồm có:

Tắm nắng càng lâu càng tốt

Đây là một trong những sai lầm, vì ánh nắng vào buổi sáng khá tốt đối với làn da cũng như tình trạng sức khỏe của trẻ. Theo đó, mỗi tuần chỉ nên cho trẻ tắm 2 tiếng và chia đều cho mỗi ngày. Tắm nắng cho trẻ sơ sinh mỗi ngày chỉ cần phải vài phút và cần phải tăng dần thời gian. Khi trẻ được khoảng 3 tháng, các mẹ có thể cho trẻ tắm tối đa 30 phút/ ngày.

Tắm nắng nên cởi hết quần áo cho trẻ

Trong quá trình tắm nắng cần phải tiến hành thực hiện lần lượt trên những vùng da nhất định từ bàn chân, cổ chân cho đến lưng trước và lưng sau, cuối cùng sẽ là chân – đùi – ngực – tay. Lưu ý, không nên cởi toàn bộ quần áo của trẻ bởi mặt trời khi đó sẽ chiếu thẳng vào đầu, mắt gây ra các tổn thương ở các vùng nhạy cảm của con.

Không phải trẻ nào cũng cần phải tắm nắng

Các bậc phụ huynh luôn nghĩ rằng đứa trẻ nào khi ra đời cũng đều có thể tắm nắng. Theo đó, ánh nắng mặt trời cung cấp Vitamin D tự nhiên, có rất nhiều công dụng tốt đối với cơ thể của trẻ. Nhưng tốt nhất các bạn cần phải xem xét xem con mình có thích hợp khi tắm nắng hay không.

Một số những nghiên cứu khác nhau chỉ ra rằng, các trẻ bị mắc những bệnh ngoài da như Eczema, viêm da,… không nên tắm nắng. Ánh nắng sẽ không có công dụng tốt đối với quá trình phát triển của những đứa trẻ không mắc phải tình trạng kể trên. Tốt nhất hãy bổ sung thêm Vitamin D vào trong khẩu phần của trẻ để giúp con phát triển toàn diện.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh qua cửa kính cũng tốt

Đây là một trong số những quan niệm sai lầm, bởi nó không hề có công dụng gì mà còn vô tình gây tổn thương đến làn da của trẻ. Các bà mẹ thường đặt trẻ sau của kính, cho rằng trẻ vẫn có khả năng hấp thu hàm lượng Vitamin D mà không gây hại đến làn da. Nhưng quan điểm này hoàn toàn không chính xác. Tấm cửa kính trước sẽ khiến cho trẻ không thể nào hấp thụ được tia UVB trong ánh nắng và không thể nào nhận được Vitamin D. Vì vậy, các mẹ hãy lựa chọn nơi thoáng mát và lựa chọn thời điểm tắm nắng vào sáng sớm nếu như lo sợ ánh nắng gây hại cho trẻ.

Lời kết

Chắc hẳn với toàn bộ những chia sẻ ở trên mọi người cũng đã hiểu được rõ về thắc mắc trẻ sơ sinh phơi nắng bao lâu, đặc biệt là những phụ huynh đang có con nhỏ. Nếu các bạn không hiểu rõ bất kỳ vấn đề gì về quá trình chăm sóc sức khỏe cho con, khi đó hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn nữa.

Rate this post