Trẻ sơ sinh tiêm mũi lao khi nào là tốt nhất?

Trẻ sơ sinh tiêm mũi lao khi nào là tốt nhất? Vấn đề này các bậc phụ huynh cần phải đặc biệt quan tâm đến và hãy tìm hiểu thông tin thật kỹ để trẻ được tiêm chủng đầy đủ. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ bật mí chi tiết các thông tin liên quan đến vấn đề trên, quý độc giả hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Trẻ sơ sinh tiêm mũi lao khi nào?

Lao là bệnh truyền nhiễm thường gặp trên lâm sàng, gây ra bởi vi khuẩn lao mang tên là Mycobacterium Tuberculosis. Bệnh lý này sẽ có khả năng lây nhiễm trực tiếp qua không khí, hoặc khi giao tiếp và hệ hô hấp khi tiếp xúc với người bị bệnh.

Trẻ sơ sinh tiêm mũi lao khi nào?

>>> Xem thêm: trẻ sơ sinh giãn ruột

Trong vắc- xin phòng lao có chứa kháng nguyên BCG nên khi đưa vào trong cơ thể sẽ kích thích cơ thể hoạt động của hệ miễn dịch, từ đó sinh ra những kháng thể chống lại kháng nguyên.

Nhưng trong vắc- xin phòng lao, hoặc bất kỳ những loại vắc- xin nào khác thì những tác nhân gây bệnh đều đã được làm suy yếu đi, hoặc là đã bị bất hoạt nên không thể nào gây ra bệnh lý. Vậy, trẻ sơ sinh tiêm mũi lao khi nào?

Đối với vắc- xin lao BCG sẽ được tiêm ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên nếu như được tiêm càng sớm càng tốt. Theo như khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra nên tiêm vắc- xin lao cho trẻ sơ sinh ngay trong tháng đầu tiên sau sinh, tiêm trước 28 ngày tuổi là tốt nhất. Còn đối với các trẻ sơ sinh có tình trạng sức khỏe tốt, sau sinh không cần phải tuân thủ theo những chế độ chăm sóc đặc biệt, không phải nằm tại phòng theo dõi/ lồng kính, tiêm vắc- xin lao có thể thực hiện ngay trong ngày đầu tiên.

Nếu như tiêm vắc – xin phòng lao muộn có thể sẽ làm tăng thêm nguy cơ mắc phải bệnh lý này cao hơn so với những trẻ đã được tiêm phòng, hoặc có thể nhiễm lao ngay trong những ngày đầu sau sinh, bởi khi đó hệ thống miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện, đang còn yếu ớt nên sẽ không đủ khả năng để bảo vệ cơ thể trước mọi tác nhân xâm nhập, đặc biệt là lao và những loại vi khuẩn khác.

Đối với trẻ chưa đủ điều kiện sức khỏe, hoặc chưa được tiêm phòng ngay giai đoạn 1 tháng tuổi, tiếp đó có thể tiêm vắc- xin phòng lao cho trẻ, tuy nhiên vắc- xin này chỉ có công dụng khi cơ thể của trẻ chưa bị nhiễm khuẩn lao. Đối với những trường hợp nếu đã xác định trẻ bị nhiễm lao thì việc tiêm phòng trong giai đoạn này là không cần thiết.

Một số lưu ý trước và sau khi tiêm phòng lao cho trẻ

Dưới đây là một số các lưu ý quan trọng trước và sau khi tiêm phòng lao cho trẻ các bậc phụ huynh cần phải lưu ý đến. Cụ thể:

Một số lưu ý trước và sau khi tiêm phòng lao cho trẻ

>>> Quan tâm thêm: trẻ sơ sinh phơi nắng bao lâu

Trước khi tiêm vắc- xin phòng lao

– Hãy cho trẻ đi khám đầy đủ, lắng nghe tư vấn từ phía các bác sĩ chuyên khoa trước khi đưa ra quyết định cho trẻ tiêm vắc- xin. Hãy lựa chọn được cơ sở uy tín, chất lượng để thực hiện quá trình tiêm phòng và tránh nguy cơ xảy ra những điều đáng tiếc.

– Nên cho trẻ ăn đủ bữa trước khi tiêm, không nên ăn quá no hoặc để trẻ quá đói, nhằm tránh trường hợp trẻ bị ói hoặc choáng, hoặc có thể sẽ bị hạ đường huyết khi tiêm vắc- xin này.

– Hãy mặc trang phục quần áo rộng rãi và thoáng mát cho con.

Một số các lưu ý sau khi tiêm phòng vắc- xin lao cho trẻ

– Hãy cho trẻ ở lại cơ sở tiêm phòng tối thiểu là 30 phút sau khi tiêm, nhằm được theo dõi về phản ứng của cơ thể sau khi tiêm hoặc là những dấu hiệu bất thường do đáp ứng với vắc- xin.

– Cần phải theo dõi liên tục tình trạng cơ thể của trẻ trong 4 ngày đầu sau khi tiêm nhằm sớm phát hiện kịp thời những vấn đề xảy ra như nhiễm trùng vết tiêm, sốt, sưng mủ,…

– Nếu như phát hiện những dấu hiệu bất thường ở trên cơ thể thì nên cho trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức nhằm được thăm khám, tư vấn và điều trị đúng phương pháp. Lưu ý, không được tự ý xử lý cho trẻ sử dụng thuốc tại nhà khi chưa được bác sĩ chỉ định.

– Hãy cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bú mẹ nhằm tăng khả năng đề kháng cho cơ thể.

Kết luận

Toàn bộ những thông tin được chia sẻ ở trên nhằm giúp cho các bậc phụ huynh được biết rõ về thời gian trẻ sơ sinh tiêm mũi lao thích hợp nhất. Nếu như các mẹ gặp bất kỳ thắc mắc gì hoặc muốn biết thêm thông tin, khi đó hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở Y tế gần nhất để được để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể.

Rate this post