Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ xì hơi nhiều
Có một số mẹ lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh xì hơi nhiều, nhưng đây có thể là một hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển của bé. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ xì hơi nhiều và thối trong bài viết dưới đây nhé.
Trẻ xì hơi nhiều có tốt không?
Để biết trẻ sơ sinh xì hơi là bình thường hay bất thường thì cha mẹ nên đếm số lần xì hơi của bé trong một ngày và mỗi lần xì hơi em bé có những biểu hiện khác hay không. Nếu bé xì hơi ít hơn 10 lần trong ngày thì bạn đừng lo lắng vì hệ tiêu hóa của bé hoàn toàn khỏe mạnh. Ngược lại, nếu trẻ xì hơi trên 10 lần trong ngày và đi kèm theo một số biểu hiện khác như nôn trớ, đầy bụng thì rất có thể hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp phải một vấn đề nào đó.
Một số dấu hiệu khác cho thấy em bé của bạn có quá nhiều lượng khí cần phải giải phóng:
+ Ợ quá nhiều.
+ Chướng bụng, cứng bụng.
+ Ưỡn người, khóc thét khi bế ngửa.
+ Khóc không ngừng và ấn vào bụng thấy cứng.
Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ xì hơi nhiều
Xem thêm: Tìm hiểu cách chữa trị để trẻ không bị dính thắng lưỡi
Một số nguyên nhân khiến trẻ xì hơi nhiều và thối
Có một số nguyên nhân gây ra việc trẻ xì hơi nhiều và thối như:
Do cơ thể bé phản ứng với nguồn thức ăn của mẹ
Nguồn thức ăn mẹ nạp vào cơ thể hàng ngày có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ xì hơi thối. Nếu mẹ ăn quá nhiều các thực phẩm như sữa bò, cam quýt, rau họ cải, bắp cải, bông cải xanh…có thể khiến bé bị đầy hơi, chướng bụng.
Sữa mẹ về nhiều quá mức trong khi bé bú
Nếu mẹ tiết ra quá nhiều sữa sẽ dẫn đến việc bé nuốt rất nhiều sữa và không khí cùng một lúc. Theo đó, không khí sẽ được đưa ra ngoài sau bằng cách xì hơi.
Do bé bú sai tư thế
Nếu trẻ không được ngậm vú đúng cách sẽ hít vào rất nhiều không khí trong quá trình bú. Không khí này có thể hình thành bong bóng trong ruột dẫn đến việc trẻ xì hơi nhiều. Bên cạnh đó, nếu bé ăn sữa công thức hoặc bú bình bị nghiêng quá mức, sữa không lấp đầy núm vú cao su cũng gây ra tình trạng tương tự như trên. Khi hít nhiều không khí sẽ khiến bé bắt buộc phải xì hơi để giảm bớt khó chịu, áp lực cho đường ruột.
Thiếu hụt các lợi khuẩn trong cơ thể
Khi được sinh ra, đường ruột của bé chưa có bất cứ lợi khuẩn nào và phải mất một thời gian hệ tiêu hóa hoàn thiện thì thức ăn mới được hấp thụ đúng cách. Đồng thời môi trường đường ruột của trẻ bắt đầu cân bằng thông qua nguồn sữa mẹ, lúc này các khí dư trong đó mới giảm bớt và tình trạng xì hơi thối liên tục ở các con mới dần được cải thiện.
Do hệ tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất non nớt, chưa hoàn thiện như ở người trưởng thành. Sự thiếu hụt các acid, enzyme trong dạ dày cũng góp phần gây ra tình trạng trẻ sơ sinh xì hơi nặng mùi liên tục.
Khi bé bú mẹ hoặc ăn dặm, hệ thống tiêu hóa của bé không phân hủy thức ăn đúng cách. Theo đó, khí bị mắc kẹt trong ruột và nó trở nên khô cứng. Đây là nguyên nhân khiến trẻ xì hơi nhiều và thối. Khi em bé lớn lên,hệ thống tiêu hóa trưởng thành, tình trạng này sẽ sớm được khắc phục.
Do bé bị táo bón
Tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh là không hiếm gặp. Nguyên nhân là mẹ ăn các thực phẩm không phù hợp hoặc bé bú sữa công thức, bổ sung sắt, thiếu sữa… Nếu mẹ nhận thấy số lượng lần đi ngoài của trẻ sụt giảm nhiều so với bình thường và bé bị cứng bụng, liên tục đánh hơi thối thì có thể con đã bị táo bón.
Do bé quấy khóc nhiều
Việc quấy khóc nhiều có thể khiến bé nuốt phải nhiều không khí hơn, từ đó dẫn đến việc xì hơi liên tục ở bé.
Môi trường sống khiến bé hay xì hơi, sôi bụng
Việc sống trong môi trường ồn ào cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ xì hơi nhiều và thối. Ngoài ra, việc mẹ sử dụng quá nhiều các đồ chơi có âm thanh và ánh sáng cũng có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa của trẻ và khiến xì hơi nhiều lần trong ngày.
Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ xì hơi nhiều
Xem thêm: Nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng trẻ hay giật mình khi ngủ
Cách khắc phục tình trạng trẻ xì hơi nặng mùi
Để giảm thiểu tình trạng trẻ sơ sinh xì hơi nặng mùi, mẹ có thể áp dụng 1 số mẹo sau:
Cho con bú đúng cách và đúng tư thế
Khi cho trẻ bú, mẹ hãy nâng cao phần thân trên của con hơn một chút giúp bé đẩy các khí thừa khi bú dễ dàng hơn. Nếu cho con bú bình, mẹ hãy chú ý lấp đầy núm vú cao su bằng sữa. Không cho con bú luôn khi vừa lắc bình, thay vào đó hãy để bọt khí tan hết.
Vỗ ợ cho con sau khi ăn no
Vỗ ợ là cách giúp bé tống đẩy khí thừa khi bú qua đường miệng. Mẹ hãy đỡ bé ở tư thế thẳng đứng, cằm tựa vào vai mẹ và vỗ nhẹ sau lưng. Phương pháp này sẽ bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều và giảm thiểu nôn trớ, chướng hơi, đầy bụng.
Bổ sung lượng nước phù hợp cho bé
Với các trẻ đã trên 6 tháng tuổi, nếu gặp phải tình trạng xì hơi nhiều thì mẹ có thể bổ sung nước cho bé với liều lượng cho phép. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc cho bé uống thêm nước ép lê hoặc táo để giúp nhuận tràng và ổn định hệ tiêu hóa của trẻ.
Mẹ cần lựa chọn các thực phẩm phù hợp
Các mẹ nên loại bỏ các thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, gia vị ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày để giảm thiểu nguy cơ táo bón ở con. Ngoài ra, các mẹ cũng cần lưu ý đến danh sách các thực phẩm có thể gây đầy hơi ở bé như trái cây họ cam, lê, táo, nho, mận, mơ, yến mạch, lúa mì, cần tây, hành tây, đậu lăng, ớt xanh, súp lơ xanh, rau họ cải…
Chườm ấm bụng
Mẹ có thể sử dụng một chiếc khăn ấm để giúp giảm đau bụng và khí dư cho bé. Đầu tiên, mẹ hãy nhúng một chiếc khăn nhỏ vào một cái chậu chứa đầy nước ấm., sau đó vào bụng em bé. Các mẹ có thể lặp lại cách này nhiều lần trong ngày.
Massage vùng bụng
Massage bụng có thể giúp thoát khí tốt cho bé. Đặt bé nằm ngửa, mẹ xoa bụng theo chiều kim đồng hồ mỗi lần 5 phút. Cách này sẽ giúp con đẩy hơi thừa ra ngoài nhanh hơn, giảm thiểu tình trạng xì hơi hiệu quả.
Tắm nước ấm cho trẻ
Khi trẻ sơ sinh sôi bụng và xì hơi nhiều, mẹ có thể dùng nước ấm tắm cho bé để giúp bé thấy dễ chịu hơn. Nếu không muốn tắm, mẹ hãy dùng khăn bông mềm thấm nước ấm sau đó đắp lên vùng bụng để giúp bé thấy thoải mái hơn.
Tăng cường vận động cho bé
Tăng cường vận động cũng là cách giúp các cơ quan tiêu hóa của trẻ sơ sinh hoạt động một cách tốt hơn, giúp trẻ dễ tiêu và ít xì hơi hơn. Các mẹ chỉ cần nắm lấy chân của em bé, sau đó di chuyển theo tư thế đạp xe đạp. Mẹ nên thực hiện thường xuyên động tác này mỗi ngày từ 2 – 3 lần để giúp ổn định hệ tiêu hóa cho con, đồng thời giúp bé thấy thư giãn, thoải mái.
Sử dụng men vi sinh
Cha mẹ có thể tham khảo ý kiến chuyên gia về việc sử dụng sản phẩm tốt cho hệ tiêu hóa của bé như men vi sinh. Việc bổ sung đa chủng lợi khuẩn sẽ giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ. Nguồn lợi khuẩn các sản phẩm này có thể giúp đường ruột của bé được bảo vệ và tăng cường khả năng hấp thụ, đẩy lùi tình trạng đầy bụng chướng hơi,, nôn trớ, táo bón…
Các trường hợp cần lưu ý khi trẻ xì hơi nhiều và thối
Trẻ sơ sinh xì hơi là điều rất bình thường, tuy nhiên cha mẹ phải quan sát nếu trẻ xì hơi nhiều và kèm theo một số dấu hiệu bất thường. Nếu bạn nhìn thấy những dấu hiệu này ở con thì nên đưa bé đến bác sĩ nhi khoa.
- Nôn hoặc có phân mềm như nước mỗi lần cho bú. Có một vài vệt máu trên phân.
- Nếu bé xì hơi nhiều và có phân lỏng, bé có thể bị mất nước. Tiêu chảy cũng là một dấu hiệu của nhiễm trùng.
- Lặp lại nhiều lần, đau bụng và quấy khóc. Nếu bé của bạn khóc không ngừng trong nhiều giờ, rất có thể bé bị đau bụng. Kiểm tra bụng của con nếu nó bị đầy hơi.
- Bé bị ợ, xì hơi và bị sốt. Nếu trẻ có vẻ nóng khi chạm vào, hãy kiểm tra nhiệt độ của bé bằng máy đo nhiệt độ/ cặp nhiệt độ.
Cách tốt nhất để giảm thiểu và khắc phục tình trạng trẻ xì hơi nhiều và thối là giảm lượng thức ăn hình thành khí, tiếp tục cho con bú và mẹ hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ gây ra lượng khí dư thừa trong cơ thể để tránh ảnh hưởng tới sữa.