Trẻ em ăn dặm rau ngót nhiều có tốt không?
Cho trẻ ăn dặm rau ngót được nhiều bà mẹ Việt áp dụng vì rau ngót được biết đến là một loại rau giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên ăn dăn dặm rau ngót nhiều có tốt không, nên kết hợp rau ngót với thực phẩm nào sẽ tốt cho trẻ?
Theo lời khuyên của bác sĩ, rau ngót nên bổ sung vào thực đơn của bé từ 7 tháng tuổi. Rau ngót được đánh giá là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn ăn dặm. Rau ngót rất dễ trồng, ít sâu bệnh nên việc sử dụng rau ngót trong bữa ăn gia đình rất an toàn.
Các thành phần giá trị dinh dưỡng của rau ngót
Rau ngót là nguồn cung cấp dồi dào vitamin A, vitamin C, canxi, sắt, khoáng chất thiết yếu tốt cho bé.
- Có hàm lượng chất xơ cao rất tốt cho hệ tiêu hóa của bé, chất xơ cũng phòng tránh xơ vữa động mạch hiệu quả.
- Rau ngót giàu vitamin A, bổ sung rau ngót thường xuyên sẽ có công dụng sáng mắt, tránh còi xương ở trẻ.
- Tăng cường vitamin C cho trẻ giúp bé tăng đề kháng có miễn dịch tốt. Vitamin C cũng góp phần quan trọng vào quá trình sản xuất và cải thiện chức năng của não.
- Vitamin nhóm B trong rau ngót giúp bé tăng cường đạm trong giai đoạn phát triển.
- Cung cấp vitamin và khoáng chất, muối khoáng, canxi, photpho hỗ trợ tốt cho sự phát triển của bé.
- Rau ngót có công dụng điều chỉnh nồng độ cholesterol, vận chuyển chất béo giúp cải thiện chức năng não bộ của trẻ.
Có thể bạn quan tâm: Các món ăn từ đậu Hà Lan cho bé ăn dặm
Nhờ những giá trị dinh dưỡng trên, rau ngót còn có nhiều công dụng chữa bệnh cho trẻ như:
Rau ngót chữa tưa lưỡi cho trẻ: Theo dân gian, khi trẻ có cặn sữa đọng lại ở lưỡi đẫn đến bỏ bú, mẹ lấy 1 ít lá rau ngót tươi giã lấy nước, dùng bông hoặc gạc vải thấm rồi đánh lên lưỡi, xung quanh vòm miệng bé sẽ giảm triệu chứng. Mẹ nên thao tác nhẹ nhàng để tránh tưa lưỡi làm con bị đau thêm.
Rau ngót có thể hạ sốt: Trong trường hợp trẻ bị sốt, mẹ lấy rau ngót giã nát, lọc lấy nước rồi cho trẻ uống hoặc đắp bã rau ngót lên trán sẽ có công dụng hạ sốt.
Chữa đái dầm ở trẻ: Cách làm đơn giản, mẹ lấy một nắm nhỏ rau ngót tươi giã nát, cho một ít nước đun sôi để nguội vào khuấy rồi gạn cho bé uống, sau 1 thời gian chứng đái dầm sẽ được cải thiện tốt hơn.
Chữa chảy máu cam cho bé: Khi bé chảy máu cam, mẹ lấy rau ngót giã nát rồi lấy nước uống, phần bã rau dùng để đắp lên mũi sẽ cầm được tình trạng chảy máu cam.
Rau ngót chữa bệnh đau mắt đỏ: Khi trẻ bị đau mắt đỏ mẹ có thể lấy lá rau ngót, rễ cỏ xước, lá dâu, lá tre sắc lên thành thuốc chữa bệnh cho bé.
Trẻ em ăn dặm rau ngót nhiều có tốt không?
Rau ngót là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao, vì vậy việc bổ sung rau ngót cho trẻ rất bổ dưỡng và lành tính. Tuy nhiên, bất kỳ loại thực phẩm nào ăn quá nhiều sẽ gây ra tác dụng không tốt có thể gây phản ứng ngược cho trẻ. Vì thế, khi sử dụng rau ngót cho trẻ cũng như cho gia đình mẹ nên cân nhắc và bổ sung hợp lý, tránh tình trạng ăn quá nhiều không tốt cho sức khỏe. Lưu ý khi cho bé ăn rau ngót nên kiểm tra dị ứng trong lần đầu bé ăn để xem có phản ứng dị ứng nào không. Mẹ nên chọn rau ngót tươi, sạch, không hóa chất để đảm bảo an toàn cho bé.
Thực đơn cho trẻ ăn dặm rau ngót
Với nhiều công dụng hữu ích, rau ngót rất tốt cho trẻ cũng như mọi người nên có thể dùng rau ngót trong bữa ăn hàng ngày của gia đình nhưng cần có mức độ ăn phù hợp, không nên quá nhiều. Rau ngót rất mềm và dễ tiêu hóa, là loại rau lý tưởng cho giai đoạn ăn dặm khi nó cung cấp vitamin, khoán chất để trẻ phát triển toàn diện.
Cháo rau ngót thịt gà
Nguyên liệu: rau ngót, thịt gà tươi, dầu ăn cho bé, gạo tẻ.
Cách làm:
- Nấu cháo trắng theo lượng vừa cho bé ăn.
- Gà rửa sạch, cắt lát gừng và hấp đến khi chín.
- Rau ngót rửa sạch băm nhuyễn.
- Thịt gà chín xay nhuyễn hoặc băm nhỏ tùy mức độ ăn thô.
- Đun cháo sau đó cho cho thịt gà, rau ngót vào đun khoảng 10 phút rồi tắt bếp, cho dầu ăn.
- Múc cháo ra tô rồi cho bé ăn.
- Cháo rau ngót thị gà có hàm lượng chất xơ cao là phương pháp tuyệt vời cho bé đang bị táo bón, đổ mồ hôi trộm.
Cháo tôm nấu rau ngót
Nguyên liệu: Rau ngót, gạo tẻ, tôm tươi, hành khô, phô mai
Cách làm:
- Nấu cháo trắng thật nhừ.
- Tôm bóc vỏ, bỏ chỉ đen ở lưng rồi băm thật nhuyễn, ướp chút gia vị rau củ của bé.
- Rau ngót chọn lá non, băm nhuyễn.
- Phi hành khô cho thơm rồi cho tôm vào đảo qua đến khi tôm sang màu hồng thì tắt bếp.
- Đun sôi cháo, cho tôm và rau ngót vào khuấy đều trong 10 phút.
- Múc cháo ra tô rồi cho bé thưởng thức.
Cháo thịt bò nấu rau ngót
Nguyên liệu: Rau ngót, gạo tẻ, thịt bò, gia vị rau củ, dầu oliu
Cách làm:
- Nấu cháo trắng.
- Thịt bò mẹ nên chọn thịt bò thăn mềm, thái mỏng sau đó hấp với gừng cho thơm.
- Cho cháo và thịt bò vào xay nhuyễn, đun sôi rồi cho rau ngót vào nấu khoảng 10 phút thì tắt bếp. Thêm 1 thìa dầu oliu cho bé rồi múc ra tô.
- Cháo thịt bò rau ngót có nhiều dinh dưỡng giúp trẻ phát triển vượt trội về thể lực và trí tuệ.
Cháo rau ngót với trứng
Nguyên liệu: Gạo tẻ, Rau ngót, trứng, dầu óc chó.
Cách làm:
- Nấu cháo trắng.
- Rau ngót rửa sạch trần sơ với nước sôi.
- Cho cháo và rau ngót vào xay nhuyễn rồi tiếp tục đun sôi.
- Trứng gà lấy lòng đỏ đánh tan sau đó cho vào nấu cùng cháo trong khoảng 5 phút thì tắt bếp.
- Cho cháo ra bát, thêm dầu óc chó rồi cho bé thưởng thức. Món ăn này bổ sung nhiều dinh dưỡng và protein cho bé.
Cháo lươn rau ngót
Nguyên liệu: Gạo tẻ, Rau ngót, lươn, gia vị rau củ, dầu oliu.
Cách làm:
- Nấu cháo trắng.
- Sơ chế lươn rồi hấp tách lấy thịt, băm nhỏ.
- Rau ngót rửa sạch trần sơ nước sôi.
- Cháo sôi cho rau ngót và thịt lươn vào đảo đều khoảng 5 phút là được.
- Múc cháo ra bát, thêm dầu oliu rồi cho bé ăn. Lươn là thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng tốt cho bé kết hợp cùng rau ngót sẽ có vị ngọt tự nhiên bé rất thích. Món cháo lươn rau ngót được rất nhiều mẹ lựa chọn bổ sung vào thực đơn cho bé ăn dặm.
Với những giá trị dinh dưỡng của rau này chắc hẳn giúp các mẹ giải đáp được trẻ em ăn dặm rau ngót có tốt không cùng những thực phẩm có thể kết hợp với rau ngót đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Incoll4.edu hi vọng những chia sẻ trong bài sẽ giúp các mẹ sẽ có thêm công thức để làm phong phú món ăn dặm cho bé yêu hàng ngày.