Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả nấc ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường hay gặp một số biểu hiện thường xuyên như nấc cụt. Nấc cụt cũng làm trẻ khó chịu và làm các mẹ lo lắng. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả nấc ở trẻ sơ sinh mà mẹ cần biết.

Nguyên nhân nấc ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt, nguyên nhân phổ biến bao gồm:

Tre-co-the-bu-qua-no
Trẻ có thể bú quá no

Click ngay: có nên cho trẻ sơ sinh nằm nghiêng để biết ưu nhược điểm

  • Nuốt nhiều không khí khi bú, đặc biệt là lúc bú bình và trẻ bú quá no sẽ làm trẻ sơ sinh bị nấc cụt. Việc cho bé bú bình không đúng cách sẽ đưa một lượng khí đáng kể vào dạ dày của trẻ. Nếu lượng khí vượt quá mức chịu đựng của dạ dày, cơ hoành sẽ bị kích thích, gây co thắt và tạo ra tiếng nấc.
  • Dị ứng: bé có thể bị dị ứng với các protein trong sữa công thức hoặc sữa mẹ, các thực phẩm do mẹ đã ăn, gây ảnh hưởng đến thực quản.
  • Khi bé bú quá no, làm dạ dày đến ngưỡng căng, kích thích cơ hoành gây nấc cụt.
  • Trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày. Axit trong dạ dày đi ngược vào thực quản có thể gây nấc. Trào ngược dạ dày thường phổ biến ở trẻ sơ sinh vì lúc này cơ quan tiêu hoá của bé chưa hoàn thiện.
  • Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột dễ khiến không khí lạnh đi vào phổi của trẻ và tạo ra tiếng nấc.
  • Khi bé bú quá nhanh hoặc mẹ cho bé bú khi bé vừa dứt con khóc

Cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh

Me-co-the-vo-lung
Mẹ có thể vỗ lưng

Xem ngay: có nên cho trẻ sơ sinh ngậm núm giả để biết ưu nhược điểm

Để chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh, mẹ nên tham khảo một số cách như sau:

  • Sử dụng núm vú giả: Không phải lúc nào trẻ sơ sinh bị nấc cũng bắt đầu từ việc cho bú. Khi bé bắt đầu nấc, mẹ hãy thử cho bé bú vào núm vú giả vì điều này sẽ giúp thư giãn cơ hoành và có thể cải thiện hiện tượng nấc cụt.
  • Uống nhiều ngụm nước nhỏ, liên tục: Theo Medical News Today, Đối với bé đã bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cho bé uống từng ít nước một (khoảng 2-3ml), liên tục vài ba lần.
  • Thay đổi tư thế bú của bé: Khi trẻ bị nấc nhiều sau bú bình, bạn nên thay đổi tư thế của trẻ để tránh trẻ nuốt phải không khí.
  • Dùng tay bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi của bé: Mẹ có thể dùng hai ngón tay bịt hai bên lỗ tai của bé trong khoảng 30 giây. Sau đó, mẹ thả tay và khép hai cánh mũi song song với việc bịt miệng bé. Mẹ thực hiện động tác này từ 10 đến 15 lần. Cách này làm cho cơ hoành bị căng cứng nên không bị co lại giúp làm ngừng cơn nấc.
  • Vỗ lưng: Mẹ bế bé dựa người hoặc cho bé nằm xuống. Sau đó, vỗ nhẹ và đặt áo khoác lên lưng con. Cách này giúp con tránh được trào ngược dày, con dễ dàng ợ hơi thoát ra ngoài.
  • Ăn đường: Đối với bé ở độ tuổi ăn dặm, mẹ có thể cho con nếm một ít đường vào lưỡi bé. Cũng như người lớn, các hạt đường khi vào đường hầu họng sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, góp phần ngăn chặn tình trạng co thắt cơ hoành.
  • Nghỉ ngơi và ợ hơi: Nếu bé đang bú bị nấc mẹ nên cho bé nghỉ bú tạm thời, có thể giúp bé thoát khỏi nấc cụt, Ợ hơi cũng sẽ đỡ. Mách nhỏ: mẹ nên xoa hoặc vỗ nhẹ vào lưng bé khi bé bị nấc cụt.
  • Để nấc tự hết: Theo Healthline, các trẻ sơ sinh bị nấc sẽ tự ngừng cơn nấc. Nếu như nấc cụt không làm phiền bé, mẹ nên để cơ thể bé tự điều chỉnh nhé.
  • Cho bé bú sữa: Đối với những bé sơ sinh trong 6 tháng đầu, khi bé bị nấc, mẹ nên cho bé bú sữa.

Trên đây là nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả nấc ở trẻ sơ sinh. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.

Rate this post