dạy trẻ 8 tháng tuổi những gì

Cha mẹ cần dạy trẻ 8 tháng tuổi những gì?

Nếu cha mẹ đang băn khoăn vấn đề dạy trẻ 8 tháng tuổi những gì thì có thể tham khảo những thông tin mà bài viết dưới đây chia sẻ để áp dụng vào việc nuôi dạy con khôn lớn và thông minh.

1. Trẻ 8 tháng tuổi biết làm gì?

Thông thường, khi đến giai đoạn 8 tháng tuổi, trẻ sẽ khiến bạn rất bận rộn bởi hai bàn tay của bé hoạt động liên tục. Bé luôn thích thú bò và di chuyển để khám phá những ngóc ngách nhỏ trong ngôi nhà nhỏ của mình. Trẻ 8 tháng tuổi sẽ có sự phát triển như sau:

Vận động thô

  • Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể tự ngồi dậy, đôi lúc đầu vẫn gập về trước nhưng hầu như bé đã có thể dùng hai tay để chống đỡ thân người.
  • Khi nằm ở những nơi bằng phẳng, bé sẽ vận động liên tục. Bên cạnh đó, trẻ còn biết cầm chân của mình hoặc bất cứ vật gì ở bên cạnh để cho vào miệng. Bé biết tự vươn tay để lấy đồ chơi, cũng bắt đầu học cách nhặt đồ chơi.
  • Bé không chịu ở tư thế nằm ngửa lâu và tự động lật người. Khi nằm ngửa, bé biết cong lưng lên để mình có thể nhìn được xung quanh.
  • Bé bắt đầu biết bò đến những nơi mà bé muốn đến hoặc bé cũng có thể ngồi lết để di chuyển. 

dạy trẻ 8 tháng tuổi những gì

Cha mẹ cần dạy trẻ 8 tháng tuổi những gì?

Vận động tinh

  • Bé đã có thể dùng các ngón tay trái, ngón trỏ và ngón giữa để cầm khối xếp hình. Đồng thời, trẻ biết phối hợp giữa ngón cái và ngón trỏ để cầm đồ vật và nhặt những vật nhỏ từ dưới đất lên.
  • Khi lấy đồ chơi, dù tay bé cố gắng hướng đến đồ vật và tập trung toàn bộ tinh thần, nhưng trẻ vẫn chưa ý thức được nhiều nên thường ném hoặc thả rơi đồ vật sau khi nắm bắt được.

Giấc ngủ

  • Ở giai đoạn này, trẻ có nhu cầu ngủ 2 – 3 cữ/ngày, mỗi giấc khoảng 1-3 tiếng.
  • Trẻ thường bắt đầu thức giấc giữa đêm. Trẻ có thể tự nhiên khóc và tự ngủ trở lại, hoặc cũng có thể khóc rất lâu. Vì vậy, cha mẹ đừng quá lo lắng khi thấy những thay đổi này ở bé, mọi việc sẽ dần ổn định hơn.

Thị lực

  • Nếu như trước đây, thị lực của trẻ ở khoảng 20/40, thì đến nay đã phát triển gần như người lớn về mức độ rõ ràng và độ sâu. Trẻ 8 tháng tuổi có khả năng nhìn tốt nhất ở tầm gần. Bên cạnh đó, thị lực tầm xa của trẻ cũng đủ tốt để nhận ra mọi người và các vật trong phòng. Trẻ có thể nhìn thấy món đồ chơi ở góc xa và bò về hướng đó.
  • Khi sự phối hợp giữa tay và mắt thành thục hơn, trẻ sẽ thích khám phá những đồ vật một cách chi tiết, ngắm những bức ảnh không biết chán.

Sự phát triển cảm xúc

  • Khi được 8 tháng, trẻ biết rất rõ những người thân thuộc và tỏ ra vui mừng khi gặp họ. Điều này có nghĩa rằng trẻ có thể phân biệt được những người lạ mặt và tỏ ra cảnh giác hoặc sợ hãi khi tiếp xúc với họ. Bé cũng cảm thấy sợ và lo lắng khi phải xa bố mẹ
  • Bé sẽ tỏ ra hiếu kỳ và phấn khích khi nhìn thấy sự vật mới hay thấy mình trong gương.
  • Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu quan sát hành vi của người lớn, khi người lớn đứng trước mặt bé và đưa hai tay để gọi bé, bé sẽ cười và đưa tay ra để đòi bế. Ngoài ra, trẻ cũng biết bắt chước hành vi của người lớn.
  • Trẻ có thể nghe, hiểu lời nói và tình cảm của người lớn, dần dần biết cách phân biệt tâm trạng của người lớn, như khi được khen, bé sẽ cười vui sướng; khi bị mắng, bé sẽ xị mặt xuống; khi thấy mẹ vui vẻ thì bé sẽ cười…

2. Dạy trẻ 8 tháng tuổi những gì?

Nếu cha mẹ đang băn khoăn không biết nên dạy trẻ 8 tháng tuổi những gì thì có thể tham khảo những hoạt động dưới đây.

Phát triển kỹ năng vận động

  • Cho bé tập bò: Hoạt động này sẽ giúp bé phát triển tốt về thể lực và gân cốt. Khi con bạn bắt đầu tập bò, cần đảm bảo bé có không gian an toàn để thoải mái khám phá. Cha mẹ nên che chắn các ổ cắm điện và dọn dẹp dây nhợ, khăn trải bàn vì bé có thể nắm kéo, đồng thời lắp cửa chắn cầu thang. Ở giai đoạn biết bò, chân bé được vận động hết sức có thể, do đó cha mẹ đừng cố ép bé tập đi sớm.
  • Tập cho trẻ biết xếp: Cho trẻ đồ chơi dạng xếp hình khối khi trẻ ngồi chơi một mình. Khuyến khích trẻ chơi bằng hai tay và đồng thời giữ thăng bằng khi ngồi.

dạy trẻ 8 tháng tuổi những gìCha mẹ cần dạy trẻ 8 tháng tuổi những gì?

Xem thêm: Tổng hợp những cách dạy trẻ 9 tháng tuổi phát triển kỹ năng

Phát triển kỹ năng giao tiếp

  • Tích cực trò chuyện cùng trẻ: Bé sẽ chú ý hơn nếu bạn dùng cách nói chuyện với cường điệu và biểu cảm trên gương mặt. Bên cạnh đó, hãy chỉ những người, vật, địa điểm mà bạn và con bắt gặp. Từ đó, trẻ nhận thức được vấn đề thông qua ngôn ngữ cơ thể, giọng điệu và ngữ cảnh.
  • Đáp lại tiếng bi bô của trẻ: Các bạn hãy lặp lại những từ mà trẻ cố gắng diễn tả bằng giọng thản nhiên, không nói theo cách nhấn giọng để sửa sai. Chẳng hạn, nếu bé nói “Be be”, bạn có thể cho con xem một tấm hình em bé và nói: “Bé”.
  • Giới thiệu các loài động vật: Phụ huynh hãy đọc cho trẻ nghe và xem những quyển sách có hình minh họa các loài động vật. Đồng thời chỉ vào từng con thú, đọc tên và giả tiếng kêu của con thú ấy để trẻ ghi nhớ.

Phát triển trí thông minh

  • Cho trẻ làm quen với khái niệm cho và nhận: Cha mẹ hãy thử tươi cười bảo con đưa cho mình một món đồ chơi mà trẻ đang cầm. Bạn xòe tay ra để nhấn mạnh thông điệp của bạn như: “Con có thể cho mẹ mượn chiếc lục lạc này không?”. Trẻ bắt đầu hiểu rằng khi bạn yêu cầu một điều gì đó, bé có thể đáp lại.
  • Tạo điều kiện để trẻ chơi lâu hơn: Để giúp trẻ tập trung chơi lâu hơn, bạn hãy luân phiên thay đổi đồ chơi, dựng các chướng ngại vật (an toàn) hoặc một chiếc lều hay thùng carton để trẻ có thể leo trèo thỏa thích.

Phát triển kênh cảm xúc của trẻ

  • Xây dựng thời khóa biểu: Cha mẹ hãy lên kế hoạch một ngày của trẻ theo một thời khóa biểu không thay đổi. Tất cả các ngày trong tuần nên theo cùng thời khóa biểu này. Được cho ăn đúng giờ sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái và an toàn.
  • Chào tạm biệt khi ra khỏi nhà: Hành động này dạy cho trẻ một bài học quan trọng: ‘Mẹ đi rồi mẹ lại về’. Nếu trẻ phải tạm xa bạn, hãy để bé ôm chú gấu bông thân quen mà trẻ vẫn hay chơi. ‘Người bạn’ bé nhỏ này, sẽ giúp trẻ an toàn hơn khi không có bạn bên cạnh.
  • Tiếp xúc với hình thức chơi luân phiên nhau: Bạn dạy trẻ 8 tháng tuổi lăn bóng về phía trẻ hoặc xếp các hình khối lên nhau rồi phá đổ. Trò chơi đổi phiên này dạy trẻ biết tương tác xã hội.

Phát triển thính giác

  • Cha mẹ hãy cho bé nghe nhạc tùy theo giai đoạn phát triển của bé. Những bản nhạc cần có sự nhẹ nhàng để bé cảm nhận được trọn vẹn. Nên tránh những bản nhạc có âm thanh lớn, sẽ không tốt cho việc kích thích thính giác của trẻ.
  • Ngoài ra, các bạn cũng có thể cho bé chơi đồ chơi âm nhạc, các nhạc cụ với những màu sắc khác nhau sẽ giúp bé ghi nhớ được các cung bậc của nốt nhạc và những cung bậc âm thanh khác nhau. Cách dạy trẻ 8 tháng tuổi này giúp cho sự phát triển của thính giác của trẻ tốt hơn.

Hy vọng, qua bài viết này, các bậc phụ huynh có con nhỏ đã biết được việc dạy trẻ 8 tháng tuổi những gì để con phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần.

Tổng hợp

Rate this post