Thực trạng và các giải pháp nhằm giáo dục phòng chống xâm hại trẻ em

Giáo dục phòng chống xâm hại trẻ em trong môi trường học đường là vấn đề bức thiết được toàn xã hội quan tâm. Cùng tìm hiểu về thực trạng và các giải pháp nhằm giáo dục phòng chống xâm hại trẻ em hiện nay.

1. Thực trạng về xâm hại trẻ em hiện nay

Hiến pháp năm 2013 quy định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.

Tất cả những hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em (xâm hại tình dục, dâm ô…) tác động rất lớn đến quá trình phát triển tâm lý và thể chất của trẻ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến những giá trị đẹp đẽ của đạo đức xã hội, sự phát triển của đất nước.

Do đó, hành vi này cần được phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời bởi sự tham gia phối hợp, chung tay góp sức của các cơ quan chức năng, gia đình và toàn xã hội.

Giáo dục phòng chống xâm hại trẻ em
Giáo dục phòng chống xâm hại trẻ em

Xem thêm: Một số cách dạy trẻ 2 tuổi tập nói hiệu quả

Tính chất của các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em đang có chiều hướng diễn biến phức tạp, nghiêm trọng. Trẻ em bị bạo lực, xâm hại với nhiều độ tuổi, xảy ra ngay trong môi trường gia đình hoặc trường học, do nhiều đối tượng gây ra. Trong đó, có trường hợp trẻ em bị chính người thân trong gia đình, giáo viên và bạn bè trong trường học bạo lực và xâm hại.

Cụ thể, trong hai năm 2017 – 2018 và 6 tháng đầu năm 2019, toàn quốc có 4.912 trẻ em bị xâm hại, trong đó số trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm trên 80%. Tại Việt Nam, 68,4% trẻ em từng bị cha mẹ, người chăm sóc có hành vi bạo lực tại nhà. Bạo lực đối với trẻ em gây hậu quả nặng nề cho bản thân trẻ em và toàn xã hội.

2. Các giải pháp nhằm giáo dục phòng chống xâm hại trẻ em

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương về công tác bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em.

Củng cố, kiện toàn cơ cấu tổ chức nhân lực bảo vệ trẻ em các cấp, đặc biệt là tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em, nhóm thường trực bảo vệ trẻ em cấp xã phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương.

Đẩy mạnh hoạt động xây dựng xã phường phù hợp với trẻ em, cộng đồng, trường học an toàn, thân thiện với trẻ em.

Giải pháp phòng chống xâm hại trẻ em
Giải pháp phòng chống xâm hại trẻ em

Lồng ghép các hoạt động bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em với các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án có liên quan do các ngành Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Công an chủ trì.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, xây dựng dữ liệu quốc gia về bảo vệ trẻ em, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.

Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em, xây dựng và ban hành định mức kinh tế kỹ thuật và khung giá dịch vụ bảo vệ trẻ em.

Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, phát triển dịch vụ bảo vệ trẻ em trên cả các lĩnh vực phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục và tư pháp.

Giáo dục phòng chống xâm hại trẻ em
Giáo dục phòng chống xâm hại trẻ em

3. Nhiệm vụ trọng tâm trong giáo dục phòng chống xâm hại trẻ em

Các cơ quan, ban ngành thực hiện lồng ghép các chỉ tiêu về thực hiện quyền trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục đối với gia đình, người dân trong cộng đồng và trẻ em về chính sách, pháp luật liên quan đến quyền trẻ em.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về trẻ em, tiến hành ngay việc giám sát, kiểm tra, thanh tra toàn diện việc thực hiện quyền trẻ em của các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cở sở trợ giúp xã hội, cơ sở giáo dục trẻ em trên địa bàn.

Chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm minh tất cả các vụ việc, những người vi phạm bạo lực xâm hại trẻ em.

Thực trạng và các giải pháp nhằm giáo dục phòng chống xâm hại trẻ em hiện nay. Hy vọng đã chia sẻ thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Rate this post