Theo Pháp luật Việt Nam trẻ em từ bao nhiêu tuổi và có những quyền gì?

Trẻ em là tương lai của đất nước, vậy theo định của Pháp luật Việt Nam trẻ em từ bao nhiêu tuổi và được đảm bảo những quyền lợi như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

1. Trẻ em là người bao nhiêu tuổi? 

Luật Trẻ em được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 11 khóa XIII có quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi và luật áp dụng đối với cả trẻ em là người nước ngoài, người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam.

Trẻ em là đối tượng đặc biệt được Nhà nước, xã hội và gia đình quan tâm, chăm sóc, bảo vệ và giáo dục; được tham gia vào các hoạt động, vấn đề về trẻ em. Pháp luật nghiêm cấm những hành vi vi phạm đến quyền trẻ em, cũng như những xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động của trẻ em.

Phap-luat-quy-dinh-tre-e-tu-bao-nhieu-tuoi
Pháp luật quy định trẻ em từ bao nhiêu tuổi

Quyền và bổn phận của trẻ em cần được thực hiện dựa theo các nguyên tắc sau đây:

  • Không được phân biệt đối xử với trẻ em, luôn đảo đảm để trẻ em được thực hiện được đầy đủ các quyền và bổn phận của mình;
  • Trong các quyết định liên quan đến trẻ em cần đảo đảm trẻ em luôn có được lợi ích tốt nhất;
  • Luôn luôn tôn trọng, lắng nghe, xem xét và phản hồi những ý kiến cũng như nguyện vọng của trẻ em;
  • Khi xây dựng các chính sách, pháp luật liên quan đến trẻ em, cần phải xem xét ý kiến của trẻ em và của các cơ quan, tổ chức có liên quan đến trẻ em.

2. Các quyền của trẻ em

Pháp luật nước ta rất chú trọng vào quyền lợi và sự phát triển của trẻ em, vì thế đã quy định trẻ em có các quyền sau đây:

Điều 12. Quyền sống

Pháp luật quy định trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, quyền được bảo đảm các Điều kiện sống và phát triển tốt nhất.

Điều 13. Quyền được khai sinh và có quốc tịch

Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có đầy đủ họ tên, dân tộc, quốc tịch; được pháp luật xác định cha mẹ, giới tính.

Điều 14. Quyền được chăm sóc sức khỏe

Trẻ em có quyền được chăm sóc về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận và sử dụng các dịch vụ phòng, khám, chữa bệnh của Nhà nước.

Điều 15. Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng

Để phát triển một cách toàn diện thì trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng.

Điều 16. Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu

Phap-luat-quy-dinh-tre-em-co-nhung-quyen-gi
Pháp luật quy định trẻ em có những quyền gì

Trẻ em có quyền được học tập, được giáo dục, được bình đẳng về cơ hội học tập để phát triển và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

Điều 17. Quyền vui chơi, giải trí

Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí; được bình đẳng về các cơ hội tham gia hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao,… phù hợp với lứa tuổi của mình.

Điều 18. Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc

Trẻ em có quyền được dùng tiếng nói, chữ viết của mình để giữ gìn, phát huy những bản sắc truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc. Được tôn trọng những đặc điểm và giá trị riêng của bản thân miễn là phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình.

Điều 19. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Trẻ em có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, có quyền theo hoặc không tôn giáo.

Điều 20. Quyền về tài sản

Trẻ em có quyền được sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 21. Quyền bí mật đời sống riêng tư

Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình. Được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện tín, điện thoại và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được pháp luật bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái phép những thông tin riêng tư.

Điều 22. Quyền được sống chung với cha, mẹ

Mọi trẻ em đều có quyền được sống cùng với cha mẹ; được cha mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp phải cách ly theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em.

Có câu trẻ em hôm nay thế giới ngày mai, vì vậy trẻ em cần phải được bảo vệ, quan tâm, chăm sóc đặc biệt. Trẻ em là độ tuổi dễ nổi loạn, hay bướng bỉnh nên cha mẹ cần biết cách dạy trẻ bướng bỉnh và giáo dục tốt để sau trở thành những công dân có ích cho xã hội nhé.

Rate this post