Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục trẻ lười bú

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên rất nhiều trẻ lười bú khiến cha mẹ lo lắng. Để có biện pháp hiệu quả đối với tình trạng này, cần phải tìm hiểu nguyên nhân và có những phương pháp phù hợp cho trẻ.

Những nguyên nhân khiến trẻ lười bú

Sức khỏe bé có vấn đề

Khi bé đang gặp phải các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa hoặc mắc phải một số bệnh lý khiến cho trẻ bị đau và không thoải mái khi bú sữa, bao gồm một số bệnh như: bệnh về tai, mũi, trẻ có vết loét hoặc vết xước trong miệng…

Sữa mẹ có vị lạ

Nguyên nhân trẻ lười bú mẹ có thể do chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ thay đổi đột ngột. Việc mẹ bổ sung thức ăn có chứa quá nhiều gia vị, nặng mùi, quá cay hoặc quá chua cũng có thể làm ảnh hưởng đến mùi vị sữa mà bé bú. Ngoài ra, những mẹ thường ăn nhiều hành, bắp cải khi cho bé ti sữa cũng sẽ dễ khiến bé bị đầy hơi, thậm chí là đau bụng.

Ti mẹ có vấn đề

Dau-ti-cua-me-bi-thut-sau-hoac-qua-to-la-mot-trong-nhung-nguyen-nhan-khien-tre-luoi-bu
Đầu ti của mẹ bị thụt sâu hoặc quá to là một trong những nguyên nhân khiến trẻ lười bú

Xem thêm: Cách xử lý trẻ không chịu bú bình

Trẻ sơ sinh lười bú mẹ cũng có thể do đầu ti của mẹ bị thụt sâu hoặc quá to so với miệng trẻ. Hoặc do bầu ngực mẹ có thoa kem dưỡng, tạo ra mùi khó chịu cho bé.

Tư thế bú không đúng

Những mẹ mới lần đầu sinh con sẽ có nhiều bỡ ngỡ trong cách cho bé bú. Nhất là khi tư tế bú không đúng hoặc sữa mẹ không đều cũng sẽ làm cho bé khó chịu.

Sữa mẹ về không đều

Việc bị chậm sữa, dòng sữa mẹ ít sẽ làm cho bé không nhận được lượng sữa trong mỗi lần bú dễ khiến bé khó chịu và cáu cắt. Còn khi sữa mẹ về quá nhiều, khi bé bú thì sữa xuống nhanh, tia sữa bắn mạnh có thể làm bé bị sặc, ngợp sữa mỗi lần bú.

Khi nhận thấy lượng sữa về quá nhiều thì mẹ có thể dùng 2 ngón tay kẹp sơ đầu vú để giảm lượng sữa, còn sữa ít thì mẹ xoa bóp nhẹ nhàng cho sữa về.

Bé lười bú phải làm sao?

Tạo thói quen bú hợp lý

Mẹ nên tạo cho bé thói quen mỗi khi bú như không nên cho bé bú quá lâu trong một cữ, không nên dụ bé bằng ti vi hay thiết bị điện tử để bé tập trung vào quá trình bú sữa. Mẹ nên chia nhỏ các cữ bú trong ngày để bé dễ dàng hấp thụ hơn. Không để bé bú quá no, sau khi bé bú xong mẹ có thể vỗ nhẹ lưng bé giúp bé dễ tiêu. Một thói quen bú tốt sẽ giúp khắc phục tình trạng bé bú ít.

Điều trị bệnh kịp thời

Nếu trẻ bị bệnh cũng là nguyên nhân khiến bé lười bú. Lúc này mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Không tự ý dùng thuốc cho bé mà chưa thông qua ý kiến bác sĩ. Khi bệnh được chữa trị, bé sẽ không còn tình trạng lười bú nữa.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng của mẹ

Tre-luoi-bu-phai-lam-sao
Trẻ lười bú phải làm sao

Xem thêm: Trẻ ngủ nghiến răng nguyên nhân do đâu

Khi bé có dấu hiệu lười bú, mẹ nên kiểm tra lại chế độ ăn uống của mình. Vì chế độ ăn uống của mẹ sẽ ảnh hưởng đến mùi vị sữa. Khi đó, sữa có mùi lạ bé sẽ không muốn bú nữa và bú ít đi hẳn. 

Thay đổi tư thế bú cho bé

Mẹ cần xác định tư thế bú chính xác. Vì khi tư thế bú đúng mới tạo cảm giác thoải mái cho bé bú. Mẹ có thể thử các tư thế khác nhau và quan sát bé thích hợp với tư thế nào. Sau đó, áp dụng tư thế bé thích nhất để giúp bé xử lý tình trạng bé lười bú.

Chọn sữa công thức

Đối với trường hợp bé bú ngoài, mẹ nên cân nhắc chọn các loại sữa có mùi vị yêu thích của bé. Bên cạnh hương vị sữa, mẹ cũng cần chọn sữa phù hợp với nhu cầu hiện tại của bé. Chọn các sản phẩm sữa đã được kiểm chứng chất lượng. Không mua các loại sữa không thương hiệu hay không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Khi nhận thấy trẻ lười bú hơn bình thường, bố mẹ đừng nên quá lo lắng. Hãy cẩn thận tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng các cách xử lý trên cho phù hợp với bé. Chúc gia đình luôn khỏe mạnh và hạnh phúc nhé.

Rate this post